Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Thiện Nguyện 1: Tết Canh Dần 2010 - update


Chương trình Thiện nguyện nhân dịp Tết Canh Dần 2010 sắp tới đây, nơi Nó đến thăm và tặng quà là các em Thượng ở Blao.

Ngày đi sẽ là ngay sau ngày Nó được nghỉ Tết.

Nó dự định 100 phần quà và trị giá mỗi phần quà là 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng/ phần).

Nó còn muốn có nhiều hơn số phần quà mà Nó dự định, bởi Nó còn muốn vô sâu hơn nữa vùng Đl, cũng thăm các gia đình dân tộc. Nhưng, Nó liệu cơm gắp mắm, nếu Tết này không được thì nơi sâu hơn ấy dành lại vào mùa hè 2010

Mỗi phần quà dự định sẽ là 5 - 7kg gạo + 1 thùng mì gói + chai nước mắm + muối + một ít mứt Tết và bao lì xì đỏ.

Với người dân tộc, gạo và mì gói là những cái người ta vô cùng quý.

Thấy vật giá mấy ngày nay lên vùn vụt, lên đến nỗi Nó thấy chóng mặt. Nó hoảng quá, giờ mà không lo mua sắm gạo và mì đi, để đến gần ngày mới đi mua thì số tiền 200 ấy chẳng mua được bao nhiêu. Nó bèn tổng kết số tiền Nó được các Ân Nhân chung tay góp của với chương trình..

- 100 Usd : chị TLinh
- 200 Usd : chị Hiền
- 300 Usd : N.

- 3.000.000 đồng : Lệ Uyên
- 2.000.000 đồng : chị Duyên
- 0.600.000 đồng : bạn

Nó ráng đi xin, được bao nhiêu tổng kết, phần còn lại Nó bao chót. Nếu được nhiều thì Nó bao ít, còn nếu được không nhiều thì ... hìhì Nó móc hết hầu bao ra...

Trước mắt, Nó làm tròn thành 13 triệu đồng để ngày 10 tháng 12 Bố đưa 2 em người Thượng vào SG khám chữa bệnh, hai Bố con lo mua gạo và mì gói. Trước mắt ráng mua đủ số gạo và mì gói, hết khoảng 13 triệu đồng. Sau này nếu xin được thêm nữa thì mua tiếp và bỏ bao lì xì.
Vì dự tính với thực tế Nó chẳng biết được.
Nó còn phải tính thêm tiền gởi xe hàng đưa gạo và mì gói về BLao, vì gạo và mì ở đó đắt hơn SG.



Chương trình tình thương này nếu đẹp lòng Thiên Chúa và Mẹ Maria, xin giúp con, con tín thác nơi Chúa và Mẹ. Amen.





***** Ngày 12 tháng 12 năm 2009,

Hôm nay đổi 600 Usd được 11.670.000 VNđ ( Mười một triệu, sáu trăm bảy chục nghìn đồng) ; tức 100 Usd = 1.945.000 VNđ ( một triệu, chín trăm bốn mươi lăm nghìn đồng)

Tổng số tiền các Anh Chị góp cho chương trình này :
11.670.000 đ + 5.600.000 đ ====> 17.270.000 VNđ ( mười bảy triệu, hai trăm bảy chục nghìn đồng )

Bù thêm làm tròn thành 20 triệu đồng, đúng với con số mà chương trình cần..

Và, tối đã gởi cho Bố T 18 triệu đồng để Bố về Blao đặt sẵn gạo và mì gói với người bán, với ý muốn đặt sẵn giờ này theo giá hiện thời nhưng đến gần Tết mới lấy hàng. Bố nói chắc được vì người ta cũng công giáo như mình và biết mình làm thiện nguyện.

Giữ lại 2 triệu đồng để đổi thành tiền lẻ, 100 tờ loại 20.000 VNđ (hai mươi nghìn đồng) để làm tiền lì xì cho mỗi phần quà.

Như vậy, mỗi phần quà sẽ được :
- 7 kg gạo loại trung (giá khoảng 11 nghìn đồng kg)
- 1 thùng mì gói
- muối bọt
- đường cát
- chai nước mắm
- ít mứt dừa (nếu còn tiền)

TE chân thành cảm ơn các Anh Chị và bạn bè đã chung tay với TE.
Xin Ơn Trên trả công bội hậu cho Anh Chị, bạn cùng thân quyến.


Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Sân si





Nhìn lại chương trình bên Nhà, ngẫm nghĩ lại tất cả, nhoẻn miệng cười, nhiều lúc nghiệm thấy lòng người cũng như chuyện mưa nắng của ông Zời (hihihi).

Đã nói tách ra khỏi M độc lập chương trình, nhưng cuối cùng ý kiến 1 , 2 , 3, ... trong đó có phần chuyển giao - tặng lại cho M. Hiểu suy nghĩ giảm gánh, tự biết mình đã rút lui khỏi nơi ấy nhưng cũng cảm thấy buồn...

Nghiền ngẫm "Cá không ăn muối, cá ươn!" coi chừng gặp muối không sạch thì cũng phiền à. Nhưng, có trải lòng mình ra ắt sẽ nhận được những vốc muối tinh khiết, cũng như biết được muối nào sạch muối nào ....

Cuộc đời, Hợp - Tan lẽ thường tình, có duyên ắt có ngày tao ngộ, tương phùng; còn vô duyên cùng đi trên con đường mà chẳng thể ... ngộ :(

Gặp nhau đây rồi chia tay, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.





Lại ngẫm nghĩ sao lắm kẻ thờ ơ với sinh mạng con người đến thế, cho dù sinh mạng ấy chỉ mới được tượng hình, mới là cái phôi non nớt, giọt máu.... !?
Những người ấy đều đã làm cha làm mẹ, đã qua những thời khắc mang nặng, đẻ đau, lo lắng cho thai nhi và thai phụ, chăm bẵm con cái; nhưng với sinh mạng con cái của người khác không phải của mình, sao họ thờ ơ đến ... rợn người thế ???

- Tình hình cô ấy bị động thai, tôi đã bố trí cho cổ nghỉ hôm nay, rồi thứ bảy và chủ nhật, thứ hai là ổn rồi, cổ vào ổn định và thứ ba vẫn bình thường tiến hành.
Động thai mà chỉ nghỉ dưỡng 3 ngày là ổn. Người ta động thai nhẹ chưa phải nặng đến mức ra huyết mà còn phải nằm yên 1 chỗ dưỡng 1 tuần, 10 ngày; còn đây ra huyết trong khi chỉ mới được 4, 5 tuần....



Lại "bình mực" con nhỏ cà ... tím, thân mình không lo lại lo cái chữ hứa. Bố khỉ, tôi chửi tục:
- Nếu mày cảm thấy vô mà lương tâm này sau này sẽ không cắn rứt, hối hận thì cứ vô. Còn nếu mày cảm thấy sẽ ray rứt thì nằm im đó cho mọi người nhờ.
Người khác:
- Bao nhiêu người mong mỏi con cái mà không được.
- .....


Tối hôm nay có lại cái cảm giác thích chạy xe chầm chậm lang thang bất định để cái đầu tự do trôi theo những suy nghĩ, những ước mơ mãi không là hiện thực. Định trôi theo cảm giác ấy nhưng suốt ngày làm việc, hơn 7:30 mới về đến nhà, chưa cơm nước mà còn lang thang thì .... thôi chẳng thể như chú Quềnh "Chẳng thể hoãn cái sự sung sướng này lại" (hìhìhì)
Những giấc mơ không là sự thật, đôi khi phải quay lại những giấc mơ ấy để có được cảm nhận bớt sân si, bớt hằn học, bớt .... Và mấy hôm nay, nhờ thế mà cảm giác buông thật dễ.

Hết tuần dài làm việc, cuối tuần với những ....



Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Đầu tuần



Sáng nay tiết trời thật đã, se se lạnh, tôi chẳng biết mùa thu khí hậu như thế nào, chỉ nghe bạn bè nói lạnh mày ạ. Tôi đoán sáng nay chắc là thu đây (hìhìhì) nói nghe thấy mình thật ngớ ngẩn, kiến thức sơ đẳng về bốn mùa biến đâu mất tiêu. Í ẹ bà kẹ :)

Đêm qua bị mất ngủ vì mỏi người, ngủ rồi mới bị... bực mình gì đâu, đã ủ và không để gió máy gì cả nhưng lại bị .... Hậm hực ngồi dậy xoay hướng quạt vào tường. Ráng không uống thuốc nên mất hơn tiếng mới khò được, lúc đó cũng hơn 0g sáng. Hýc, định bụng ngủ sớm sáng nay dậy sớm đi làm sớm để ghé trường TB mua thức ăn sáng... Đúng là người tính không bằng trời tính. Hýc.

Vô đến trường cũng gần giờ chào cờ; thay bộ đồng phục và không khoác cái áo nỉ vô nghĩ rằng kín mít chắc là chẳng sởn da gà; ai dè vô tư nổi gai ốc khi gió nổi lên. Ai cũng co ro vì bộ áo dài thường vải mềm và mong mỏng. Nhìn đám nhỏ, bên nữ chỉ có 2, 3 bé là không đem theo áo ấm, còn con trai đa số không bận áo ấm. Có mấy bé cha mẹ còn cho mặc quần soóc, co ro thấy thương. Mà sáng nay sinh hoạt gì mà lâu quá, gió cứ từng cơn từng cơn, cả lớn lẫn nhỏ co ro và rùng mình. Bọn nhỏ ngồi lạnh tự động hoạt động tay chân, đập ầm ầm vào mặt ghế nhựa, ... làm tôi bị nhắc nhở (hìhìhì) Người lớn còn không chịu nổi với những cơn gió lồng lộng này, huống chi đám nhỏ áo quần phong phanh.
Mấy đứa con gái áo lạnh có nón, bọn nhỏ tự động chùm cái mũ áo lên đầu cho đỡ lạnh. Có đứa sợ bị rầy quay xuống nhìn tôi. Hìhì tôi chẳng rầy la mà còn nói đội lên cho ấm mỏ ác, ấm đầu các con. Và thế là, đám con của tôi chùm mũ áo lên đầu hết (hìhìhì)
Nhìn mấy đứa bé không bận áo ấm và quần cụt, tự dưng thấy sao cha mẹ mấy đứa chẳng quan tâm con cái chút nào, gió lạnh qua nay mà để con phong phanh thế chở đến trường.


Viết mấy dòng vào thư viện của chị mà mắt tôi nhỏ lệ lúc nào không hay.
Ngày nào chị G, .v.v., nhỏ V cũng "Thấy nhỏ là thấy mùa xuân, luôn tươi vui hèn gì trẻ hoài"
Tôi không nhớ câu "Trong héo ngoài tươi" là của ai, mỗi lần chị G,...., nói là nghĩ ngay đến câu này.
Nhỏ V còn "Cứ lâu lâu thấy chỉ cười đùa, nhún nhảy là thấy sao mà chỉ trẻ trung thế, trong khi em..."
Hìhì cười lên đi cho đời bớt khổ, chứ cười có béo bổ gì đâu (hahaha)

Nhiều nhiều lần lắm lắm lắm, chỉ muốn hét to lên " Buồn quá!", "Chán quá!", "Nhớ quá!", .v.v.v.v. và rồi khóc cho đã cơn .... nhưng, chẳng được 1 lần nào.

Nói tới "đã cơn", nhớ hôm qua, cười ra nước mắt :
- Tu lên khóc, khóc cho đến khi hết nước mắt tự động ngưng
- Dòng họ mau nước mắt...
- Khóc cho đã cơn đừng cố nín, cố nín sẽ dẫn đến nghẹt thở.
Quả đúng, ngày đưa linh cữu của U ra nhà thờ lần cuối, sau khi lên đọc thánh thư xong, cơn khóc đến mà đang ở trong nhà thờ - đang lúc cha C giảng, cố kềm nén cơn khóc, tôi mén xỉu vì không thở được.
Hôm qua chúng tôi nhắc đến cơn khóc và dòng họ mau nước mắt chỉ vì: sáng qua mượn máy em vào Net, gặp chú. Chú hỏi chuyện mọi người trong gia đình. Nói cho chú hay các cô khỏe, mọi chuyện bình thường ngoại trừ ... bị bệnh. Chú hỏi nhà mình có đi đám con của D không ? và kể D gọi qua lần đầu báo tin gả con gái; lần hai khóc lóc thảm thiết xin tiền cho đứa con xì.
Chúng tôi bàn luận về khóc và điện từ Việt Nam, rứt đầu người ở nước ngoài.

Ngẫm sự đời cũng lạ nhỉ. Cứ tưởng ở ngoại quốc đi hốt của hay sao mà quê nhà lâu lâu trước là thăm hỏi sau đến mục quan trọng bài ca con cá... Tôi nghe mà còn muốn rức cái đầu nè.


Định đi khò sớm mai dậy sớm đi lễ bởi mai Khai mạc năm Thánh 2010 Lễ Các Thánh Tử Đạo VN, chiều đi với Bạn. Nhưng Bạn báo mai đi thâu âm sáng đến tối mới xong nên không cần phải dậy sớm, có thể ngủ thêm 30 phút và để việc mai làm cũng kịp. Thế là 8 với Bạn trên phone.
Hýc, mắc cười thiệt, nhà 2 đứa cách nhau chỉ có chừng vài 3 km mà không có giờ gặp, phải 8 với nhau qua phone.
Mà cũng thiệt là, giờ ăn uống cũng hết ăn chung được rồi. Bạn giờ trường chay, còn tôi vẫn ăn mặn đều. 1 tuần 2 ngày kiêng thịt động vật có vú là ok rồi, chứ mà chay trường như bạn thì ... sao mà nhiêu khê thế, nấu nướng chế biến.
Ngày trước cứ đi công việc đến bữa ghé tiệm ăn rồi đi tiếp, giờ thì kẻ ăn chay còn người không dám ăn ngoài.

Mau thật hết tuần này là bước qua mùa Vọng rồi, Giáng Sinh đến, Tết Tây đến và rồi Tết Ta, Phục Sinh xong là đến hè. Ôi thời gian, sao mi đi nhanh thế!!!!

Ngày mai AHX của chị ca mổ thứ hai. Cầu xin con virus bệnh biến mất luôn.
Khỉ nhí cười khoái chí khi nghe khỉ A vui được khỉ Bồ "cưng" (hihihi)

Ngày Bình An

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Lẩn quẩn...



Tánh tôi vốn dĩ thẳng như ruột ngựa, mà ruột ngựa chẳng lẽ nó thẳng tuột thế à ??? hìhì chẳng biết, chỉ thấy người ta ví thế tôi bắt chước. Dù biết, rất biết thẳng như thế chẳng ai ưa, phải biết uốn éo 1 chút thì đỡ phiền hơn ... nhưng, uốn 1 chút thì được chứ mà cái gì cũng im ru bà rù thì ... cha mẹ sanh con trời sanh tánh rồi.
Tôi không thích cái trò chơi làm bạn mà cứ lợi dụng bạn. Cái gì tôi không thích thì bản thân không cư xử như thế với bạn.
Nhìn biết người ta chơi và sử dụng tính ...., 1 thời gian thôi chứ chẳng lẽ hoài sao ??? Nói dứt khoát để không phiền hà nữa.
Và thế là tối qua tôi phone hỏi thăm ngày lễ bên cấp 2 thế nào, thăm hỏi sức khỏe và báo kết quả thi vừa rồi. Nhưng đến mục kể về tình hình thì tôi nói như mọi người.
- Được tách ra khỏi gia đình như thế là mừng quá rồi, chúc mừng. Còn muốn sống thoải mái về không gian thì quay về và chịu cảnh trên búa rìu dưới ....
- N cũng lẫn nhiều, có muốn thăm thì xuống thăm đi không thì mai mốt thăm cũng chẳng biết gì; xuống thăm đi.
- Em chỉ là người dưng, bè bạn, quý N thì thăm hỏi nhưng vì người gác cổng hăm dữ quá và thấy nội vụ nhào nháo quá; chị mới là quan trọng, con cháu
Hỏi thăm về n. đã khỏe chưa ?
- Em đã nói với n. em khong dính vô chuyện gia đình, nếu muốn biết về gia đình thì hỏi gia đình. Không liên lạc nữa.
Tôi chỉ muốn liên lạc thăm hỏi nhau, còn chuyện gia đình biết thêm nhiều càng thấy buồn, biết như thế quá nhiều rồi.


Sáng ngày 20/11 nghe nX lại đi đường tắt để trước mặt mọi người ta là gv giỏi. Tôi nhổ toẹt, điểm thì thấp lè tè đứng thứ 3 từ dưới đếm lên ( tôi đứng thứ nhất, í ẹ chưa nè, hehehe) nhưng lại có tên trong danh sách những người có giải, thế mới ghê chứ!
Nghe xong và xem bảng điểm, người ta lãnh giải xong và nếu không có cái chuyện đi cửa sau này thì tôi cũng chẳng biết tôi mấy điểm, chỉ biết là đứng ở thứ hạng đếm ngược từ dưới lên, tôi ngẫm ra : Tay này vì cái DANH cái TIẾNG và chắc chắn là sẽ được LỢI ===> được "MIẾNG" bởi phụ huynh nghe nói cô này được giải trong cuộc thi, là gv giỏi sẽ gởi con vô học.
Nghĩ sao mà .... chán thế! Tay này đi đường tắt mấy lần rồi.
Đã vậy còn thêm cái tay kia lật lọng, trong cuộc họp nói rằng thi dù không có hạng nhưng vẫn được công nhận 1 tiết tốt vào tiết thanh tra, được bớt 1 tiết chỉ dự thêm 1 tiết, đó là khuyến khích mọi người tham gia cuộc thi; giờ lại nói không được công nhận, vẫn phải dự đủ 2 tiết.
Đang ngẫm nghĩ bàn với friend ngoại trừ A, trong cuộc họp tới giả ngu ngơ vạch trần sự thật.

4 cây bồ đề đã đốn hết 3, nhưng đa số những người nơi này không háo danh đến mức đi cửa hậu như tay kia.
Wải!


Cả tuần nay chẳng có thời gian đi với bạn già, hôm nay cuối tuần mình rảnh, bạn biết nhưng không thấy bạn gọi; đến khi mình gọi thì máy bận. Thế nào sau này cũng bị trách. Mà trách cũng đúng, công việc và sức khỏe ... nhưng không thể đưa ra là lý do bởi bạn chỉ có 2 tuần.
Trước đây đã bị trách nên sau này ngán ngẩm thế thái nhân tình nên chỉ muốn tránh...


Nghĩ về n., biết chắc chắn không có chuyện nhớ gì cả. Bằng chứng: sâu chuỗi tất cả những gì đã nhận trực tiếp, những điều khi viễn liên với đối diện, .v.v.v. nên bản thân thực tế biết sẽ chẳng bao giờ tái nạm gầu gân.

Nhưng về mặt đức tin, loài người là không thể, nhưng với Thiên Chúa mọi sự đều có thể nếu Chúa muốn thì kẻ chết cũng được sống lại.

Nhưng, Thiên Chúa tôn trọng tự do chọn lựa của con người. Con người trông cậy vào quyết định của Thiên Chúa, và tôn trọng chọn lựa của con người.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Ngày Tháo giày ....




Hìhì định bụng ngày hôm nay cũng như mọi ngày trong năm, bộ áo dài thường ngày và áo đã ủi sẵn treo ở móc, nhưng tối qua dự lễ và tiệc, năm nào cũng tổ chức vào tối hôm trước dành riêng cho các thầy cô giáo và nhân viên nhà trường, do ban hội phụ huynh khoản đãi phần tiệc. Tối hôm qua thấy nhiều người diện đẹp, hìhì thôi thì mình cũng phải khác ngày thường 1 chút cho nó trang trọng hơn với đám nhí của mình.

Sau khi dự tiệc và vòng xe đi cắt lại mái tóc, về nhà lấy bộ áo ra nhúng nước phơi hơi rao ráo nước là lo mang vào ủi ngay, bởi nó lụa nên ủi phiền phức quá chừng.

Áo ài lụa bận lên trông đẹp và nhẹ nhàng thật, nhưng phần ủi và giữ gìn thì cực.
Ủi: nếu vải đã khô thì cho dù xịt nước ủi vẫn bị những nếp nhăn cứ y như chưa ủi, mà bàn ủi phải vừa độ nóng nếu không "xèo" khét lẹt ==> cháy.
Giữ gìn: móng tay chỉ cần hơi bị sướt là đi toong cái áo (bị rồi). Nơi làm việc không phải nơi cao cấp nên chỉ cần sơ ý một chút là xong....
Thế nên bộ này chỉ bận có mấy lần mà đã sắp đi toong rồi.
Lụa nền the bông ép, tiền vải đã hơn 300 mà cách nay 2 năm.


Cắt tóc lần này tìm ra được cái card nên lên đúng cái tiệm đã cắt mái tóc này lần đầu cho mình - ưng ý, còn chỗ khác không ưng ý. Cắt và gội hết 80, sót ruột thật ... hýc, để tóc ngắn hao tài thế đấy, cứ hơn 1 tháng là phải đi tỉa tém... Tốn chút nhưng ưng ý. Mà lâu lắm rồi tôi không ra ngoài gội đầu, họ cứ gãi da đầu, gội xong hết cả tiếng. Tóc yếu dễ bị rụng mà ra ngoài gội thì ... rụng hết tóc. Nhưng tối qua vì cái đầu hơn tuần nay thường bị nhức đầu, tôi biết cái nhức đầu này là do bệnh viêm đa xoang bị tái lại mà ra, nhưng tôi không muốn uống thuốc nên ráng .... không tranh thủ đi khám bệnh. Đi gội cái đầu để họ mát- sa da đầu, cổ và vai 1 chút thấy nhẹ cái đầu.


Quay lại hôm nay, hình như bộ áo dài của tôi sáng nay là ... :-))
Lên lớp, các nhí xì xầm bàn tán:
- Cô mặc áo dài đẹp quá!
- Đẹp hơn mọi ngày.
- Tôi thấy áo này đẹp hơn mấy ao kia nhiều.
- Cô đẹp quá.
- Cô mới cắt tóc hả cô? Con thích để tóc dài, để tóc dài đẹp hơn tóc ngắn.


Cô trò chơi với nhau 30 phút thì xuống sân dự lễ.
Eo ơi lễ lạc gì mà lủng ca lủng củng, nhìn vô cứ y như chẳng có sự chuẩn bị gì ....
Các bé bị ngồi đất mỏi chân cứ nhốn nháo cả lên mỗi khi tiết mục văn nghệ.
Ngoắc aA lại (hắn hôm nay dẫn chương trình) bỏ nhỏ:
- Bà làm ơn làm ngắn gọn, cắt bớt mấy phần râu ria đi giùm, đám nhỏ ngồi đất mỏi chân lắm.
- Ừ tôi cắt phần kể chuyện, .v.v.

Hôm nay chẳng hiểu sao con bé A tách biệt thế, gọi vào chụp hình chung với nhóm như mọi khi thì nó chỉ đứng nhìn rồi đi ăn sáng. Mấy người kia lo thu dọn "chiến lợi phẩm" ( dùng từ thế này chẳng khác gì đi bóp cổ người ta.... ; dùng vui thôi ) nên chỉ có 4 chị em tôi chụp lưu niệm với nhau ( aĐại, aK, aV và đứa tôi )

"Chiến ..." của tôi nhẹ tênh, chỉ nặng nhất là lẵng hoa thật đẹp và giỏ trái cây. Hai món quà này thật chất lượng.

Nhìn lẵng hoa, ai cũng nói lẵng hoa đẹp quá. Có người khen xong tiếp thêm cái này để ra tiền thích hơn.

hìhì năm nay tôi thích hoa hơn.
Lẵng hoa này để ở nhà không thích hợp, nhà bé và bàn thờ nhỏ, thế là quyết định đưa ra nhà thờ.
Năm nay được nhiều gấp đôi năm ngoái. Số tiền này tôi dự định để dự bị cho chương trình Tết or nếu không cần đến vì đã xin được đủ tiền thì đập vào tiền đang nợ
Ngày 20.11 qua mau, 10 giờ sáng đã có mặt ở nhà, không tiệc tùng hát hò như mọi năm vì ai cũng bận rộn; ở nhà ngủ trưa được 2 tiếng, rồi đi rước cháu và chở cháu lên C.H chơi; về đi lễ, xưng tội cho ngày 24 khai mạc Năm Thánh 2010. Tối ngồi xem tivi và viết blogs :-))
Tôi không gọi Bạn già hôm nay vì biết chắc là bạn cũng hẹn với bạn học lớp 11- 12 để đi chúc thầy cô hoặc là họp mặt.
Hôm nay tôi quên không thăm bố C như mọi năm, ngủ một giấc và lo đưa các cháu đi rồi lo đi lễ và ... quên luôn.
Tôi thấy từ sau vụ nhà cửa rồi đến khi U mất, biết tin do chính tôi báo - tuy đúng ngày đi an dưỡng nhưng có thể nói con cái đi thay vì dù sao tôi cũng dạy 2 đứa cháu, nhưng lại nói với con dâu không cần, gọi phone chia sẻ như bao người; sau đó kể cho tôi nghe. Tôi thấy nó không thật sự như gia đình, mất đi nhiều... Từ đó tôi muốn cắt dần, muốn giống như chị T đối với bố vậy thôi.
Hành động quên hôm nay của tôi quả là hýc ... không đúng tôn sư trọng đạo.... đáng trách lắm!
Đã đổi thay!






Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Nỗi lòng ngày Nhà Giáo



Hằng năm cứ vào cuối thu lòng chúng tôi lại nao nao buồn. Buồn bởi chúng tôi bị ... hành giống như "đến hẹn lại lên" của nữ giới.
Nào những phong trào của người lớn, của đám trẻ, cuối giờ lai rai những món quà biếu cô thầy ...

- Cái này biếu cô. ---> 1 ph cùng ngành xì 2 tờ 100 đưa cho thầy cô của con.

Thở dài chán ngán.

- Năm sau má nó đừng mua quà nữa nha, 3 năm rồi biết nhau quá rồi, để tiền đó cho mấy đứa bé.
- Cô đưa em xài dùm cho. (hihihi)
- Không được, bà thì phải mua quà, sắp ở nhà lầu rồi. (hìhìhì)
- Năm sau em không mua quà cho T mà kiếm cho T 1 ông nha. (hahaha)

Người ph này tiền học tôi cho khất thoải mái, không nhắc nhở gì cả, vì hiểu hoàn cảnh chồng làm mấy tháng liền mà lương chưa được lãnh, bố mẹ vợ còn phụ thêm cho....

Nghĩ tới hoàn cảnh bé O, những lời tâm sự, giọng rặt miền nam chân chất. Ngày đầu năm vào đóng tiền trường, nhờ cô cầm giúp số tiền này, tháng lương sau em gởi tiếp ...
Hôm ấy ngay sau khi tôi gởi thư ngỏ của ban ph lớp là mang tiền vô đóng ngay. Tôi hiểu cái tấm lòng của họ, muốn đóng ngay để trang bị âm thanh cho thầy cô của con đỡ mệt.
Hôm nay nhắc nhở mai ráng vào để nhận tiền về cho đứa lớn đi khám mắt. Đứa con không cho mẹ vào làm phiền, còn có thể thấy chữ khi giáo viên hiểu hoàn cảnh cho lên bàn đầu ngồi. Nói với mẹ nói người ta để dành giúp cho người khó khăn hơn.


Ngày mai chúng tôi mất 1 buổi tối, giá như ngày lễ được nghỉ xả hơi 1 ngày, chẳng bày lễ lộc làm gì, chẳng để những người ph hoàn cảnh kiếm cơm ngày, thêm vất vả ....
Có quà ai mà chẳng thích! Nhưng nhìn những mảnh đời .... Từ chối khó quá, nhận thì thương họ oằn lưng or phải nhịn ăn...


Nhớ ngày còn ở nơi cũ, hơn 15 năm trước, quà chân chất, quả bí, con gà thả vườn. Bà wại da nhăn nheo, tay điếu thuốc rê, đầu vắt khăn :"Biếu cô uống cà - fe".
Năm đầu tiên, những món quà đơn sơ. Đường đi làm qua cánh đồng cỏ dại, đất đỏ ổ à - ổ voi, cưỡi honđa đam mà cứ tưởng như mình đang cưỡi ... bò .... hìhìhì


Đứa em, 6 cô giáo ... cũng may làm ra tiền, nếu không cũng khốn đốn ...; ngày của thầy cô con mình tỏ lòng với thầy cô...



Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Lẩn quẩn .... và kế hoạch ...




1 tuần qua nhiều chuyện và mệt mỏi, chán chẳng muốn nói năng gì cả ....

Tin buồn, đứa em họ phát hiện bị cancer tử cung, hôm qua mổ và hôm nay mới ra khỏi phòng hồi sức ....
Chiều nay cầu nguyện cách em cho đứa em, xin Chúa chữa bệnh cho V vì V còn 2 đứa con nhỏ. Với con, con độc thân ra đi lúc nào cũng được nhưng với những người có con ... chúng sẽ bơ vơ và thật vô cùng đau khổ cho người bệnh....

Hôm thứ sáu bạn già về, 7 giờ tối xong việc chạy qua chở bạn đi nhuộm tóc, để bạn ở đó chạy về nhà ăn cơm và nghỉ ngơi, đến giờ hẹn quay lại đón chở về.
Tối thứ sáu và bảy tắt máy và bịt tai giảm tiếng ồn để ngủ bù, giấc ngủ được hơn 8 tiếng, có giật mình thức giấc nhưng rồi lại ngủ ngay. Tuần nay nhớ uống hoạt huyết dưỡng não nên giấc ngủ ngon và sáng thức dậy không nổi, giấc ngủ đêm được 6,5 tiếng.

Có 2 giấc mơ người thân qua đời, trong đó 1 giấc mơ không thể ngủ lại, ráng lắm thì chập chờn.
Sáng nay cái đầu bị nhức cho đến đi lễ chiều, có lẽ bị viêm xoang lại (đa xoang). Thường mỗi lần bị nhức đầu thì tôi ráng ngủ 1 giấc thì sẽ đỡ và hết ngay, nhưng chiều nay không xi nhê, vẫn khó chịu vô cùng. Cầu xin Đức Mẹ cứu giúp.

Tối qua, tâm hồn buồn sầu... làm xong học bạ, trước khi ngủ nhớ mở Kinh Thánh ra, bài "Hãy siêng năng cầu nguyện, Người sẽ ...."
Giá như lúc đó bớt cái tôi đi 1 chút, giá như lúc đó ráng kềm tính nóng của mình, giá như lúc đó nhìn người anh với 1 chút lòng bao dung, ......
Cái tôi tràn ngập.



Hồi tưởng lại cuộc nói chuyện rồi, đúng là gọi để chỉ muốn hỏi về gia đình, 3 lần :"như vậy là không có chuyện gì mới hết ?" trong khi câu đáp :"Nếu muốn hỏi về chuyện gia đình thì sẽ nói nhưng nếu hỏi có chuyện gì mới không thì không có gì"
Ừ, tánh tôi thẳng thế đấy.
Tôi không thích kiểu thế.
Chị nói sẽ rủ tôi xuống nhà của n4 ăn và chụp hình để tôi gởi cho n. xem. Tôi từ chối. Chuyện của gia đình bạn, tôi chỉ là bạn bè biết chuyện thấy buồn với cách đối xử của gia đình đó, nhưng tôi không là người đưa tin. Nhà có máy và thành thạo cứ thế gởi cho n. và gia đình xem.



Bạn già về nhưng tôi biết mình không lang thang nhiều với bạn vì thời gian làm việc cũng kín mít từ sáng đến tối; tôi lại không ta bà, nếu bạn cần đi công việc thì kêu tôi làm tài xế cho bạn; còn đi càphê ... không có phần tôi.



Tối nay phone vào máy Bố T hỏi tình hình trên đó làng Thượng bao nhiêu em ? Bố nói 90 em. Tôi la hoảng, nhiều quá! Bố nói : 90 em đó thì có 30 em là nuôi ăn suốt ngày, còn 60 còn lại 1 tuần chỉ được ăn 1 bữa như ở dưới mình; vì nhà dòng không có kinh phí. Các em này là các em lớp 2, 3, 4, 5

Tóm lại thì 90 phần quà Tết cho trẻ làng Thượng; nếu xin được nhiều thì tăng lên, còn chỉ được 10T thì chỉ 100 nghìn đồng phần quà Tết là 1 thùng mì gói và dầu ăn, đường, mứt dừa,...
Hiện tại, tôi chỉ mới có 100 đô- la chị ThyLinh cho.

Tôi thì muốn quà Tết cho cả em không công giáo. Và đang định phần quà từ 150 nghìn đến 200 nghìn. Còn định chạy vô khu dân tộc ở mãi trong sâu Đơn Dương, ZomB.

Để bữa nào rảnh nói chuyện với Bố không cho từng em mà là gia đình; vì gia đình nào có 1 em or là 2, 3 cũng trong hoàn cảnh đó thì cũng chỉ 1 phần quà, để cho nhiều gia đình dân tộc có quà.
Bố chọn những gia đình nào bét dem nhất thì ưu tiên.

Mọi mua sắm và chuẩn bị Bố lo giúp hết vì không thể đưa từ SG về đó không có kinh phí vận chuyển; ở đó có mắc hơn chút cũng ok hơn. Đầu năm 2010 tôi sẽ báo được bao nhiêu phần và mỗi phần bao nhiêu tiền để Bố dễ mua sắm; và lúc đó sẽ chuyển tiền xuống Bố luôn 1 thể. Ngày nghỉ Tết là tôi vác xác xuống đó thực hiện ngay và kết thúc năm.

Hiện tại tôi đang lo để dành tiền, không rút tiền lương 2 tháng (tháng rồi và tháng này) và hy vọng xin được nhiều thì giúp nhiều.
Hồi nãy mới tính tiền, hìhì tôi còn nợ gần 9T là bằng gần 4 tháng tiền lương của tôi rồi. Hổng sao nếu công việc ổn như giờ, đến Tết Nguyên đán là thanh toán hết. Lúc đó, hìhì tôi vô tư "đóng hụi chết" hỏng lo nợ nần tiền bạc gì. Nói nợ nần chứ thật ra chẳng nợ gì cả mà là xong 9T thì tôi có tròn 20...
Bởi, mới kiểm lại hầu bao thì tăng chứ không hụt đi dù 5 nay tôi không hề có ý để dành. Đúng là "Của cho đi là của còn lại, của giữ lại là của mất."


Chuẩn bị lên chương trình Tết,
Cầu xin Đức Mẹ và Thiên Chúa giúp chúng con nếu điều này đẹp lòng Ngài. Amen.




Năm Thánh 2010



Hôm nay, chủ nhật 32 thường niên năm B , ngày 15 tháng 11, toàn thể Giáo hội Việt Nam chính thức bắt đầu tuần cửu nhật ( 9 ngày ) để chuẩn bị cho ngày khai mạc năm Thánh 2010 Việt Nam, năm kỉ niệm 350 năm thiết lập Giáo phận Đàng Trong và giáo phận đàng ngoài Việt Nam, và kỉ niệm 50 năm thiết lập Hàng giáo mục VN; năm thánh đặc biệt dành riêng của người Việt Nam.
Lễ khai mạc năm thánh chính thức được cử hành vào ngày 24 tháng 11 tới đây, tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo VN ở ngoài miền Bắc.
Tuần cửu nhật bắt đầu từ chủ nhật ngày 15 tháng 11 hôm nay đến ngày thứ hai 23 tháng 11.

Hội thánh Việt Nam xin và chọn ngày khai mạc năm thánh vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo VN vì nhờ Các Thánh mà giáo hội VN mới được thành lập và sinh sôi....


Rất nhiều người Việt Công giáo không sống ở Việt Nam nhưng là con dân Việt Nam - là con dân Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, T. xin mời tất cả quý vị cùng hướng lòng về quê mẹ, hiệp thông cầu nguyện, tham dự Thánh lễ khi có thể và xin Chúa ban cho tất cả quý vị được hưởng những ơn đặc biệt mà Đức Thánh Cha dành cho người Việt Nam trong năm Thánh 2010 Việt Nam này.

Những tên lý hình thời đại
http://memaria.org/default.aspx?LangID=38&tabId=440&ArticleID=23947




Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

THIỆN NGUYỆN: CÁC CỤ GIÀ QUẬN NHẤT VÀ TƯ, tháng 11

Như đã dự định hôm qua, xong việc chuẩn bị nghỉ ngơi, phone hỏi chị Tốt về số các cụ bên Q 1 và 4, giờ nào có thể đi, cũng như nói cho chị hay ý định không mua quà mà là gởi tiền biếu các cụ muốn dùng vào việc chi cũng được. Cuối tuần chị bận Niệm Phật, tôi thì trong tuần chỉ rảnh có chiều thứ ba; và thế là hai chị em quyết định ngay chiều thứ ba hôm sau, tức hôm nay.


Chiều nay dự định sau giờ sáng, tôi ghé phát 2 phần Học Bổng cho 2 bé Phương Thảo ở gần nơi tôi làm việc và bé Kim Hương ở mé Bình Tân, qua nghĩa trang Bình Hưng Hòa, gần giáp huyện Bình Chánh. Đi hai bé này xong tôi còn dự định chạy ra khu chợ Sài Gòn để giúp con bé Thùy mua những vật dụng như: nước sơn - bột vẽ - cọ vẽ - ... để mần móng (làm móng tay chân cho các quý cô, quý bà) mà con bé còn thiếu. Làm việc này giúp cho n. đã gởi gắm nhờ làm giúp. Ghé nhiều lần kiếm con bé nhưng xui toàn không gặp.

Nói đến vụ sơn phết or cắt da tay da chân thì không có phần của tôi. Tôi không thích móng xanh móng đỏ, cắt da tay da chân lại càng sợ, vì hồi bé có lần bị họ cắt phạm vào thịt chảy máu. Sau này còn mấy cái bệnh lây qua đường máu, tôi ngán và thà xấu xí (xấu bẩm sinh rồi, hihihi ) còn hơn mất tiền mà bị đau. Sơn phết màu da hoặc hồng phấn lên móng tay trông xinh ra đấy, nhưng tay chân làm việc suốt, có ngơi lúc nào đâu nè, đâu phải như các tiểu thư đài các không nhúng tay vào bếp núc, dọn dẹp ( kêu ca cứ y như chuyển đã nhà đến ở khu mỏ than Quảng Ninh á, hehehe ) đẹp chừng 1, 2 ngày thì vài sau cố giữ gìn cũng bị trầy sướt trông chán chết. Ôi thôi rách việc!


Nhưng sáng nay, lúc 8:30, đang tranh thủ chấm mấy chồng vợ ... thấy đầu óc choáng váng, trong người khó chịu và cặp mắt ríp lại, chỉ muốn gục đầu xuống bàn. Thế là tôi buông bút, xuống cuối phòng lật mặt bàn thành giường và ráng khò, hy vọng đánh được 1 giấc ngắn cũng sẽ bớt các triệu chứng mệt này. Mặc dù đêm qua chưa 10 giờ tôi đã thăng và đến 5:15 sáng mới bò dậy.

Và thế là kế hoạch sáng nay chỉ đi trao Học Bổng và thăm các cụ già, còn giúp con bé Thùy dời vào tuần sau.
Trễ hơn giờ hẹn 10 phút vì về tới nhà lo ăn cơm và đưa hình lên luôn, bởi lúc này nhỏ em không dùng máy mình còn mượn được (hìhì)

Đầu tiên, chị Tốt dẫn qua thăm 3 bà cụ sống ở khu nhà vệ sinh công cộng, khu quận Nhất. Nhìn thấy thật thương.




Cụ này nói để dành tiền này làm vốn vì cụ còn đi bán vé số được.




Cụ này bị khiếm thị, chân lại đau vì khớp nên chẳng buôn bán gì được..



Cụ này cũng như cụ bị khiếm thị, xương khớp nhức nhối, đi đứng vô cùng khó khăn
Ba cụ


Và, nơi đây chính là nhà của các cụ, vỉa hè, nắng thì thế này, còn mưa thì dời ghế bố vào sát vô mấy phòng vị sinh công cộng ngay sau lưng nhiều người đang đứng sau lưng các cụ.


Nói đến quận Nhất, ai cũng nghĩ nơi này dân cư giàu có, mức sống cao, trường học Lương Thế Vinh gần đó, toàn con đại gia học, nội tiền học thêm hàng tháng bèo lắm là 500.000đ (năm trăm nghìn ) tháng, mà phụ huynh họ đóng luôn cho thầy cô suốt 1 năm học 9 tháng cho gọn vì đóng lắc nhắc phiền lắm.
Hummmm, giàu và nghèo 2 thái cực rõ ràng như ban ngày. Người thì lắm tiền nhiều của, thừa mứa. Kẻ thì miếng cơm cũng chẳng có, sống nhờ lòng thương xót của chòm xóm.

Quành về gần nhà chị Tốt để chị nhờ người cháu dẫn đường qua quận Tư thăm 3 người khác. Lúc này phát sinh thêm 1 cụ. Cụ này chị Tốt không dám đi vì khu đó dân "xì" rất nhiều, không an toàn. Nhưng giờ người cháu nói đã an toàn hơn.
Phát sinh thêm 1 không thành vấn đề, nhiều hơn thì mới quan ngại (hìhì)

Bà cụ này đứng run rẩy nhưng vẫn ráng kiếm sống bằng nồi chuối luộc...









Còn bác này có gia đình vợ con, nhưng người vợ bị tâm thần và có 1 người con bị bãi não. Bác này vừa bị khiếm thị và tàn tật do bị nổ mìn khi đi kiếm cơm ở Tây Ninh năm xưa.



Chị vợ nhờ uống thuốc đề nên tỉnh táo hơn và cũng lo buôn bán kiếm thêm ngay trước căn nhà thuế của gia đình






Còn ông cụ này là người phát sinh, vô được nhà ông quả là ... hýc, mê cung, đi vòng đường này, rẽ hẻm nọ, vào ngóc ngách và cuối cùng để vô được tận nhà ông phải đi qua cái con hẻm chỉ rộng đủ 1 người đi, nồng mùi ẩm nốc. Trong gian nhà được bà con thương cất cho ở tạm chứa đủ thứ đồ đạc



Kết thúc chuyến thăm các cụ ở quận Tư, quay về lại quận Nhất để thăm cụ cuối ở ngay khu Đề Thám (khu Tây balô). Đường vào quận Tư mù mịt và đường ra cũng thế, nếu không có người dẫn đường tôi chấp nhận mình dốt đặc đường xá, bó chân + tay đứng im 1 chỗ cho chắc ăn, đỡ tốn xăng và thời gian (hìhìhì)
Cụ này sống trong cái rẻo chừng 1 mét của gầm cầu thang của ngôi nhà. Không mái che mà được che bởi tấm bạt nhựa.
Duy chỉ có cô này, gọi là cô vì mới 61 tuổi, còn kém chị Tốt vài tuổi nhưng lại rất yếu; duy chỉ mình cô là người Công giáo và muốn đến nhà thờ. Chị Tốt lại không biết về Công giáo nên không thể giúp, chỉ còn biết chỉ cô qua bên nhà thờ Huyện Sĩ cách đó không xa lắm.






Kết thúc chuyến viếng thăm các cụ già, chị Tốt rủ tôi uống sữa ... nhưng, hýc từ lần vừa rồi bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, tôi kiên quyết không ăn uống bên ngoài, ngoại trừ cơm tấm buổi sáng. Tôi rất sợ bị lại, kiêng 1 thời gian khoảng nửa năm là ít và tốt nhất là không ăn uống bên ngoài cho an toàn sức khỏe; tôi đành từ chối với lý do sức khỏe.
Và cũng nói với chị Tốt, chia sẻ với chị là nhận giúp 4 cụ ở quận Nhất này hàng tháng.
Với số tiền quỹ còn lại có thể giúp cho 9 cụ khoảng 5 tháng nữa. Tới đâu hay tới đó.
Bởi số tiền dùng cho chương trình này (Các Cụ Già) với tâm nguyện cảm ơn các Anh Chị và Bạn Bè đã chia sẻ với tôi trong ngày U (Mẹ) tôi qua đời ( phúng điếu, vòng hoa và chia sẻ ); công đức xin hồi hướng đến các Anh Chị và Bạn Bè.
Như vậy, tổng chi cho chương trình này:
- Các cụ cũ hết 1.000.000đ (một triệu đồng chẵn)
- Các cụ quận 1 và 4 : 1.400.000đ (một triệu, bốn trăm nghìn đồng chẵn)
===> 2.400.000đ (hai triệu, bốn trăm nghìn đồng)
Quỹ còn lại : 8.900.000đ ( tám triệu, chín trăm nghìn đồng chẵn)







Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Học Bổng giúp HS nghèo hiếu học 2009 - 2010 ( đợt 1 )




Hôm nay chủ nhật 8 tháng 11, Thỏ chính thức bắt tay vào việc trao học bổng cho các em Phương Thảo, Hoàng Nam và Kim Hương.

Đổi 100 Usd = 1.860.000 đ ( Một triệu, tám trăm sáu chục nghìn đồng chẵn )
Đổi 300 Usd = 5.580.000 đ ( Năm triệu, năm trăm tám chục nghìn đồng chẵn )

Như đã dự tính đợt đầu này Thỏ sẽ trao cho mỗi em số tiền học bổng là 860.000đ ( tám trăm sáu chục nghìn đồng chẵn ) Và đợt cuối sẽ trao cho mỗi em số tiền là 1.000.000đ (một triệu đồng chẵn)

Trao đợt đầu hết 2.580.000đ (hai triệu, năm trăm tám mươi nghìn đồng chẵn)
Như vậy quỹ học bổng còn lại 3.000.000đ (ba triệu đồng chẵn)


1/ Bì thư trao cho em Hoàng Nam



Sổ liên lạc trao đổi giữa nhà trường và gia đình



Điểm thi giữa kỳ 1 vừa qua của em Nam với:

- Toán: 10 điểm
- Tiếng Việt : 8 điểm



Thay mặt anh Độc Cô Cầu Bại, Thỏ trao phần học bổng đợt đầu cho em Nam và mẹ em



Vì gia đình em Nam ở gần nhà Thỏ, Thỏ hỏi thăm tình hình bệnh của em Nam hiện nay thế nào? Vì vào mùa hè vừa rồi, tự dưng 1 bên má của em Nam xưng to và nhức, ăn uống không được. Chị Thủy đưa con đi bệnh viện Nhi Đồng 1 thì bác sĩ cho hay em bị 1 cái nang phải theo dõi, uống thuốc và tái khám mới biết được nang này có nguy hiểm đến sức khỏe của em hay không.

Chị Thủy chỉ biết khóc vì tiền đâu mà chữa trị (???) Cũng may năm rồi nhờ có học bổng các bác cho nên chị có mua bảo hiểm y tế cho con, đi khám bệnh tốn cũng không nhiều, giờ thì biết trông vào ai đây ? Chị chỉ còn biết cầu xin Chúa và Mẹ chữa trị cho con mà thôi.

1 tháng sau chị thấy mặt con bớt xưng và sau đó chị cảm thấy bình thường, thằng bé ăn uống bình thường, không than đau và thế là chị cũng không đưa con đi tái khám lại.

Hôm nay Thỏ hỏi tình hình, Thỏ thấy 1 bên mặt của bé còn hơi xưng ( như ngậm kẹo), khuyên chị nên đưa con đi tái khám cho an tâm, biết sớm thì còn tìm cách ... Chị Thủy gật đầu, để thứ ba tôi xin cho nó nghỉ 1 ngày đưa đi Nhi Đồng tái khám.

Thỏ biết chị mạnh dạn đưa đi vì ít ra giờ trong tay cũng có được 1 số tiền, tạm an tâm đưa con đi khám bệnh.

Biết làm sao được, người nghèo kiếm cơm đắp đổi qua ngày ...
----000----


Bì thư trao cho bé Phương Thảo



Trưa nay thứ ba ngày 10 tháng 11 được nghỉ buổi chiều, sau giờ làm việc Thỏ tiếp tục trao 2 phần học bổng còn lại.
Ghé nhà em Thảo, em đang chuẩn bị đi học. Năm nay lên lớp 6 em Thảo phải học buổi chiều và học lớp 6/11 ( Tức lớp 6 trường em có đến hơn 10 lớp ) trường THCS Ngô Quyền gần nhà
Thay mặt chị Thy Linh, Thỏ trao phần học bổng đợt đầu cho em Thảo và dặn em viết thư cảm ơn mai mang vào trường gởi cho cô. :-)


Em Thảo càng lớn trông càng xinh


----000----

Bì thư trao cho bé Kim Hương, mái ấm Truyền Tin
Mai xong việc buổi sáng Thỏ chạy xuống trao học bổng cho em và đồng thời nhận thư cảm ơn của em luôn 1 thể. Vì tránh việc đi lại nhiều lần vào giữa trưa (vì giờ này chắc chắn gặp được em trong bữa cơm trưa), Thỏ gọi điện xuống báo với chị Cư nói em viết thư cảm ơn ... để mai Thỏ xuống trao và nhận thư luôn. :-))
Rời nhà em Thảo, Thỏ hướng thẳng xuống mái ấm Truyền Tin. Đến nơi, các em đã dùng xong bữa trưa. Chị Cư vắng nhà, chị Thủy nấu bếp nay đã không còn làm ở đây, chị của chị Cư ghé phụ giúp 1 tay lo cơm nước cho các bé.
Trưa nay chị Cư không có ở nhà. Sáng nay chị đưa một cháu đi bệnh viện cho đến giờ vẫn chưa về. Cháu này không biết bị sao mà người toàn nổi mụn, những mụn bọc trên đầu và mình. Và giờ trên ngực và vai em nổi cả 1 vùng đỏ tấy lên.
Thay mặt chị Dốc Mơ, Thỏ trao phần học bổng cho em Kim Hương. Và đồng thời nhận thư cảm ơn của em.
Em Kim Hương viết nét chữ nhỏ và không đậm mực, Thỏ không thể dùng máy chụp, phải để nhờ người nào có máy scan, csan hộ thì may ra cô Dốc Mơ mới đọc được thư của cháu. :-)
Chị Dốc ráng đợi hén, nếu thành cổ cò thì càng ... xoang chị hỉ, lúc đó nhớ xí xóa cho em vì chậm trễ hén (hìhì)


Chương trình phát học bổng 2009 - 2010 đợt 1 đến đây tạm kết thúc, Thỏ sẽ gởi đến anh chị thư cảm ơn của các bé vào lần sau.
Mến chúc các Anh Chị cùng gia quyến mọi sự an lành và như ý - hạnh phúc
Tình thân


Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

Thiện nguyện: NGƯỜI GIÀ




Tháng này với Catholic là tháng Các Linh Hồn, tháng kính nhớ tổ tiên đã ly trần, tháng những người còn sống ráng hy sinh làm thật nhiều việc phúc đức như xin lễ, chăm đi lễ cầu nguyện, làm việc bác ái giúp người khác, tất cả những công phúc chuyển cho các linh hồn Tiên nhân của mình, hầu mong cầu xin Chúa gia ân giáng phúc cho các linh hồn sớm được về hưởng nhan thánh Chúa với các Thiên Thần cùng các Thánh.

Với đạo Công giáo là thế, còn ngoài đời, tháng này (từ tháng trước trước) thiên tai hoành hành và các tỉnh miền Trung bị nặng nề. Nơi nào cũng rầm rộ quyên góp chia sẻ với những người anh em kém may mắn hơn mình ở niềm Trung. Nào là trường học lớn nhỏ, công sở, làng xóm phường đưa ra kêu gọi tổ trưởng đi thâu, chợ búa, chùa chiềng, công giáo, các hội đoàn cá nhân, ngay đến cả mạng điện thoại di động cũng kêu gọi quyên góp.

Tấm lòng chia sẻ không có nhiều thì ít, ai cũng có lòng, nhưng ... đừng để tấm lòng ấy của chúng ta bị lợi dụng ...

Thiên tai thì chẳng ai tránh được nhưng cũng xin con người đừng tao nên nhân tai cho đồng loại mình phải gánh với những câu, lời vô tội vạ, dân đen trúng ai ráng mà chịu và chỉ còn biết nhìn ông Trời mà đau khổ.... ( thở dài thườn thượt ... )

Hýc, sao mà ....

Tháng này thăm các cụ, quà cũng như những tháng trước nửa gạo (10kg ) và còn lại là tiền .

Với "Bà giáo già" thì không thể đưa gạo vì bà phải nằm bệnh viện cả tháng nay, tiền cần hơn, 2 chị em ở trong bệnh viện suốt có nấu nướng gì đâu, để gạo lại bị chuột bọ. Và gởi thêm 100.000đ là số tiền không có chủ nhân từ đứa bé học trò.

Cô Thảo thì nhờ đứa em nó mang qua biếu cô không cần hình ảnh.

Tối thứ bảy ngày 7/11 trời không mưa canh gần 8 giờ mới ra khỏi nhà với hy vọng gặp được 2 bác Vân và bác Thuận ở quận Nhất. Tiếc rằng với bác Thuận ghé nhiều lần nhưng vẫn không gặp được bác, có lẽ vì trời mưa, sức khỏe không tốt và thêm 1 cái nữa là: tôi vô duyên với bác nên cả chục lần không gặp.

Ghé qua nhà bác Vân hy vọng giờ này gần 8:30 tối bác đã đi bán về.

Nhìn vô căn nhà chừng 15 mét vuông, nhìn hình ảnh bác đang ngồi ở cái ghế bố cũng chính là cái giường của của mình. Hình ảnh này làm tôi buồn vô cùng vì chợt nghĩ đến về già mình cũng chỉ có 1 mình ....

Tôi âm thầm lấy máy ghi 1 tấm hình trước khi chào bác, bác chẳng hề hay biết đến khi nghe tiếng tách của máy bác mới giật mình quay lại.


Trao bác gạo và phần tiền. Không muốn bác đứng lên vì bác đã bị cảm mấy hôm nay không đi bán được.


Nhìn bác yếu hơn tháng trước.
Bác tâm sự :"Không biết sao tháng này bệnh lâu hết hơn mấy tháng trước, thấy người yếu đi nhiều."
An ủi, chia sẻ với bác và cáo lui ra về.
Nửa quả trứng muối này là phần ăn của bác, cháo với hột vịt muối.

Ra khỏi nhà bác Vân mới 1 tâm trạng buồn, tuổi già cô đơn 1 mình với bệnh tật. Tôi quay ngược xe lên nhà thờ Đức Bà, rất nhiều người đang quỳ cầu nguyện dưới chân tượng Mẹ, xung quanh các cặp trai gái ôm nhau ngồi ngay các bậc tam cấp, hun hít đủ kiểu; các em nhỏ tung tăng,.... xe cộ qua lại tấp nập và còi bấm inh ỏi.
Tôi muốn ra đây cầu nguyện 1 chút với Mẹ, xin Mẹ gìn giữ và chữa lành bệnh thể xác lẫn tinh thần để cho các bác già cô đơn cô độc này được ra đi thanh thản nếu đã đến ngày, không bị bệnh tật giày vò thân xác.
Tâm sự với Mẹ 1 chút tôi quay về nhà, ghé vào bác Vân gần nhà, hy vọng giờ này bác có ở nhà.
hìhì, hy vọng nhưng mém thất vọng, bác qua nhà hàng xóm đâu đó, cô con gái vội chạy đi tìm mẹ với giọng "Mẹ ơi! Cô cho gạo đến kìa! Về mau!" nghe cái giọng cũng đủ biết không được bình thường như mình.
Bác lật đật về
Tôi đùa the lời cô con gái mẹ đi ta bà... Bác nói "Bác ra kia kiếm miếng bún ăn, ăn cơm nuốt không vô, chỉ có nước mắm và rau luộc."
Sao không chiên chứng hoặc nấu canh cho dễ ăn, nhà có trứng gà kìa.
Mệt quá không nấu được cô ạ.
Sao bác không nói con nấu.
Nó không biết nấu hay chiên trứng cô ạ.
Khổ cái thân già với người con nuôi không mấy tỉnh táo.
Tôi trao bác gạo và phần tiền.


Chỉ còn bác Thuận là chưa gặp được.
Tháng này đã chi hết 1.000.000đ ( một triệu đồng) khi nào gặp được bác Thuận sẽ trao phần quà của bác và làm cái hẹn với bác để tháng sau không phải vác xe chạy từ nhà lên Sài Gòn ít cũng 4, 5 cây số, dăm bảy lần mà vẫn không gặp được bác.
Tôi dự định tháng này thấy bên PNV các cụ già neo đơn bệnh tật ở quận Tư và Nhất, mé các cụ do chị Tốt thường đi thăm, chưa có ai giúp tháng này, thì hẹn chị Tốt tuần sau làm 1 chuyến thăm các cụ, không mua gì cả, trao tiền cho các cụ để các cụ thèm món gì ăn món đó cho ngon cái miệng.
Nhìn và nghe 2 bác Vân, bà giáo già, ai cũng chẳng nuốt nổi miếng cơm vì đau yếu bệnh tật và tuổi già, ... mới hiểu người già .... Nghĩ lại U tôi, lâu lâu thèm bánh xèo tự đổ 1, 2 cái ăn, thèm bún, phở, .v.v.v. nấu cả nồi to tướng các con ăn là chính, còn U thèm nhưng ăn chẳng bao nhiêu...
Ước gì về già không phải đau yếu cứ thế mà đi nhẹ nhàng.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Suy gẫm.



Hôm nay, chủ nhật ngày 8 tháng 11,
chỉ còn 7 cái chủ nhật nữa là hết năm 2009 này rồi; thời gian đi nhanh thật nhanh, thấy sợ!

Mọi người, hầu như ai cũng đếm ngày, hôm nay thứ năm ngày mai thứ sáu và thứ bảy chủ nhật được nghỉ ngơi, ráng lên rồi cuối tuần nghỉ. Còn tôi, dạo này tôi lại rất sợ cuối tuần, cứ mong mãi là thứ hai, thứ ba, thứ ... sáu mà không là thứ bảy và chủ nhật. Tôi chợt cười mình lại ngược đời đến thế!

Mỗi lần chải tóc, thấy tóc mình nhiều sợi bạc hơn, có rất nhiều sợi đã bạc trắng từ gốc đến ngọn. Tuổi già xồng xộc nó tới!
Sợ già ư?
Sợ chết ư?
....
Nói chuyện với n. "sắp chết rồi, sống thêm 10 năm nữa thôi."
Giờ còn ăn được, còn ngồi xem tivi thì chưa chết đâu. 10 năm đến lúc đó lại muốn thêm 10 năm nữa. (n.)
Chẳng ai biết mình sống đến tuổi nào.

Nhận được tin aH của chị bị cancer da, cũng may là chưa lan đến khác bộ phận khác, phải trải qua ít nhất là 4 cuộc giải phẩu và chắc chắn là có 1 cái mũi mới.
Mỏng manh quá!
Đó là ở nước tiên tiến bậc nhất và có tiền có bảo hiểm này kia, nhân mạng con người trên hết. Còn ở xứ tôi, bạn có nghe "rẻ như bèo" chưa ???

Nói chuyện với n. mà thấy lòng buồn ... Tàn chuyện, tôi ngồi thừ người suy gẫm:

Bài Phúc Âm hôm nay cũng như bao nhiêu bài Phúc âm trong suốt mùa phụng vụ, những điều Thiên Chúa dạy và làm như:

- Ai vả má bên này con hãy đưa luôn má bên kia cho họ.
- Rửa chân cho các môn đệ.
- Khi chủ về còn thấy đầy tớ chờ phục vụ chủ thì ông chủ sẽ thắt lưng phục vụ tôi tá.
- Ai muốn làm người lớn nhất trong nước Trời thì hãy làm người bé nhất, hãy phục vụ anh em mình.
- Hãy bán hết của cải mình cho người nghèo rồi theo ta thì kho tàng trên Trời của ngươi sẽ không bao giờ bị hư mất.
- Người chủ chăn bị mất 1 con chiên lạc, ông bỏ 99 con còn đó mà đi tìm con chiên bị mất; tìm được con chiên ông về còn ăn mừng. (bỏ 99 con kia có thể sẽ bị mất đi vài con hoặc là mất hết để đi tìm con chiên bị lạc )
- Người đàn bà bị mất 1 đồng bà đốt đèn tìm cho bằng được đồng mất ấy; tìm được rồi bà mời hàng xóm qua chung vui với bà vì bà tìm được đồng bị mất. ( chỉ tìm được 1 đồng bạc bị mất mà mời hàng xóm qua chung vui có thể phải tốn nhiều hơn 1 đồng bạc vừa tìm thấy )
- ………………………….

Và hôm nay, bài Phúc âm Chúa khen tấm lòng của bà góa nghèo đã bỏ 2 đồng tiền kẽm bằng ¼ xu tiền Rôma của bà góa bỏ vào dâng cúng đền thờ.

Với thiên Chúa tất cả đều trái ngược với thế tục.
- Ai vả má mình thì chí ít nếu mình không đánh trả được thì né đi không để họ phương hại đến mình nữa.
- Môn đệ phải phục tùng thầy.
- Đầy tớ phải phục vụ chủ, lẽ tất nhiên.
- Người làm lớn, người có chức quyền thì chỉ việc chỉ tay ra lệnh để cho kẻ dưới thi hành quyết định của mình.
- Có của cải phải tích lũy thêm để giầu có hơn hòng bảo đảm cho cuộc đời của mình sống an nhàn hưởng thụ.
- ¼ đồng xu chỉ mua được chừng 1 cái bánh, quá ít thì tại sao lại nhiều gấp bội những người đã bỏ vào thùng tiền với số tiền to lớn gấp mười lần, trăm, nghìn lần???

Với bài Phúc âm chúa nhật hôm nay, tuần XXXII ngày 8 tháng 11, với người đàn bà góa, số tiền 2 đồng tiền xu ấy là cả gia tài để nuôi sống bà nhưng bà chẳng ghĩ ngợi : Cho hết số tiền ấy vào đền thờ thì mình lấy gì mà ăn hôm nay, ngày mai?? Bà chỉ biết dâng cúng tất cả cho đền thờ, với tấm lòng vô cùng quảng đại.

Còn chúng ta, chúng ta chỉ bỏ vào đền thờ, giúp đỡ người khác với số tiền dư bạc thừa của chúng ta. Chúng ta nghĩ như thế là chúng ta đã làm tất cả và đáng được trả công.
Như người Phariseu và người thu thuế vào đền thờ cầu nguyện: Người thâu thuế không dám ngước mắt lên nhìn Thiên Chúa và đấm ngực ăn năn tội mình. Còn người Phariseu thì kể công và so sánh mình làm được nhiều gấp bội so với người thu thuế tội lỗi.
Ta là ai trong hai người ấy ? Phải chăng ta đích thị là người kiêu căng ngạo mạn kia ??? Thưa vâng.



Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Tìm hiểu Tin Mừng

Tối thứ tư, sau khi xong việc dạy, ghé về nhà đi vệ sinh và cất bớt sách vở xong phóng xe về Dòng Chúa Cứu Thế để cầu nguyện và nghe giảng về bài Phúc Âm của chúa nhật 32 thường niên năm B.

Có 1 điều làm áy náy, trên đường đi, mới từ nhà ra chợ thấy có 2 mẹ con da đen ngồi ngay góc hẻm kem Thái Sơn xưa, thấy có người dừng xe lại nhìn, người mẹ ôm con khóc. Tính dừng lại biếu chút tiền vì nghĩ chắc là ... bị gì đó có thể là mất tiền của nên buồn quá khóc. Nhưng nghĩ trễ giờ nên phóng qua luôn nghĩ rằng khi về sẽ dừng lại. Thế nhưng, áy náy và áy náy, đến nghe giảng về Lời Chúa thì tốt đấy, nhưng thấy 1 người có thể đang cần chia sẻ mà bỏ đi luôn thì ... không như Lời Chúa dạy.
Lập lại trường hợp này mấy lần rồi, áy náy nhưng vẫn chưa sửa được...

Hôm nay không phải Linh mục chia sẻ và là 1 phụ nữ. Bài chia sẻ không sâu sắc như linh mục.

PHÚC ÂM Chúa nhật XXXII thường niên năm B:

"Bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. (12, 41- 44 hoặc 12, 38 – 44)

Khi ấy, {Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: "Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm ngặt hơn".}

Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: "Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống mình". Đó là lời Chúa.


Tìm hiểu lời Chúa:

1/ Đoạn 1: Giả hình và Hám danh

Chúa lên án thói giả hình và hám danh qua các chi tiết sau:
- Thích mặc áo dài để đi dạo: Người Do Thái áo ngoài dài là người khả kính, nhã nhặn.
Rua áo ngoài dài hơn áo chỉ người của Chúa – địa vị sang trọng.
- Thích được chào mừng giữa phố chợ cách kính trọng: sự cao ngạo, khoe khoang được thỏa mãn.
- Thích ngồi chỗ cao trong hội đường: chỗ dành cho người đặc biệt, không bị che khuất mà ai cũng nhìn thấy.
- Ngồi chỗ cao ở bất kỳ nơi nào: vị trí phải (chỗ nhất), trái (nhì) và cứ thế theo thứ bậc.
- Nuốt tài sản của các bà góa qua vẻ bề ngoài đạo đức: lừa gạt.
- Lời cầu nguyện dài dòng nhằm phô trương, tỏ ra người ngoan đạo.

Chúa rất nghiêm khắc. Người cảnh cáo:
a/ Muốn được chức vị cao (trong bất kỳ xã hội nào, hội thánh): không làm việc vì trọng trách mà vì quyền lợi địa vị.
b/ Cá nhân từng người đòi sự kính trọng: ai tôn mình lên sẽ bị hà xuống; ai tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
c/ Buôn thần bán thánh: lợi dụng tôn giáo để tìm danh lợi, thăng quan tiến chức mà không đem sức mình, của cải của mình để phục vụ cộng đoàn.

2/ Đoạn 2: Khen sự dâng cúng của một bà góa

Chúa chú ý đến đám đông, đến những gì xảy ra xung quanh Người, cho ta thấy sự bao dung của Chúa.
Người giàu: luật sự, bác sĩ, .v.v. sống nơi sang trọng.
Người nghèo: sống nơi tồi tệ, kiếm sống từng ngày.
Tất cả người giàu, người nghèo đều làm nghĩa vụ với đền thờ.

Hai đồng tiền kẽm trị giá bằng ¼ đồng xu Rôma là cả gia tài của bà góa. Bà bỏ nhiều nhất so với tất cả những người đã bỏ tiền dâng cúng. Tuy bà bỏ số tiền ít nhất nhưng số tiền đó là tất cả những gì bà có để nuôi sống mình, là thứ nhiều nhất, cao trọng nhất đối với Thiên Chúa. Cho ta thấy Chúa quan tâm người phụ nữ nghèo khó và tấm lòng của bà..

Rút ra:
Không nhìn vào món đồ mà để ý đến tấm lòng của người cho.
Không đánh giá qua sự vật bên ngoài mà qua tấm lòng.
Cái dư thừa của người này chính là cái đủ của người khác. Ta y thức mình sống ở mức độ cái dư thừa hay là đủ để quan tâm đến những người xung quanh ta.

Người đàn bà góa chính là hình ảnh Chúa Giêsu. Đấn đã trao ban tất cả những gì Ngài có để cho chúng ta được sống, để làm giàu cho chúng ta.

Tình Yêu không bao giờ đưa đến sự thiếu thốn!
Chúa yêu mến và trao ban tất cả.

Bài Học:
Hãy sống khiêm tốn và quảng đại với anh em như Chúa Giêsu.

Gợi ý chia sẻ:
_ Những gì ta làm ta có khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa, trước mặt anh em không ?
_ Lòng quảng của chúng ta có đủ không? Hay ta làm vì mục đích khác ? Chúng ta có làm vì lòng yêu mếm Chúa không ?
Chúa dạy: Anh em hãy yêu mến nhau như Thiên Chúa đã yêu mến chúng ta.
Amen.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Đầu tháng 11



Chủ nhật ngày 1 tháng 11, lịch phụng vụ công giáo bước vào tuần 31 mùa thường niên - năm B và cũng rớt vào ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ, lễ trọng.

Bài Phúc âm theo lịch phụng vụ Chúa dạy về về 10 Điều Răn nước Trời với câu cuối:
"10 điều răn ấy tóm về hai điều này là chính: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người ta như chính mình ta vậy!"
Ai yêu thương mình thì mình yêu thương lại, dễ dàng quá. Nhưng Chúa không dạy mình như thế. Chúa dạy và Chúa sống "Ai vả má bên này con hãy đưa luôn má bên kia cho họ"
thật vô cùng khó!
Tất cả những điều răn của Chúa đều tóm về Tình Yêu. Tình yêu này không phải là tình yêu nam nữ, gia đình mà là tình yêu rộng lớn bao trùm tất cả các thứ tình yêu khác.

Suy ngẫm: Quả thật trong tim con người không có tình yêu thì quả tim ấy tuy còn đập đều và mạnh nhưng thật ra nó chẳng có sức sống.
Cảm nghiệm điều này từ ngày ấy...

Còn bài Phúc Âm hôm nay đa số các nhà thờ đọc là bài của lễ Các Thánh, Chúa dạy về 8 Mối Phúc Thật.
Chúa dạy ta nên Thánh, mời gọi ta nên Thánh ngay từ ngày ta đón nhận Phép Rửa Tội.
Nên Thánh không phải như chúng ta thường hiểu phải thế này thế kia như các vị Thánh được lưu vào sổ bộ công giáo thì mới là nên Thánh. Mà là:
Thiên Chúa kêu gọi chúng ta nên Thánh trong chính bậc sống chúng ta đang sống.
- Với linh mục nên Thánh ngay chính trong công việc phục vụ của mình đối với đoàn chiên.
- Người có gia đình sống duy chỉ 1 vợ, 1 chồng, chung thủy và trách nhiệm là đã nên Thánh.
- Người làm cha mẹ nên Thánh ngay trong chính cách sống của mình, cách giáo dục con cái - Người làm con cái nên Thánh ngay chính trong sự vâng phục, trên kính dưới nhường, yêu thương ....
- Người không sống trong bậc vợ chồng, làm cha làm mẹ, luôn chu tất công việc của mình với một thái đội vui vẻ; mình làm tất cả những điều ấy vì lòng mến Chúa yêu người, như thế đã nên Thánh.
Thật đơn sơ và gần gũi với cuộc sống.

Dẹp bỏ tất cả những bất hòa, tôi tìm email address của chị để chia sẻ. Tiếc rằng tôi phone và cả nhắn tin chị đều không trả lời. Nhớ mài mại tôi vẫn chia sẻ hy vọng địa chỉ ấy đúng và tôi nghĩ là đúng địa chỉ.


Không nhận được tin tức từ ... cảm nhận và hiểu, cũng may là tôi chưa nói ra những suy nghĩ cảm nhận, chỉ là để hỏi han việc gia đình họ hàng.
Bởi tôi không sống trong ảo tưởng, mà trắng đen rõ ràng. Bởi tôi biết ở phương diện trần thế, chắc chắn không thể xảy ra điều đó một khi tôi đã cảm nhận thật rõ nét vấn đề.
Nhưng về mặt đức tin thì tôi tin nếu Chúa muốn và ý của tôi đẹp ý Chúa thì chắc chắn sẽ được.
Nhưng, nói chuyện với V về chuyện của nhỏ L, về chia sẻ đời sống, .v.v., điều V chặc lưỡi "Chẳng lẽ Chúa lại thử thách oan trái thế sao mày?"
Không thể có chuyện đó!

Đi thăm mộ Ba, tôi mang theo đồ làm vệ sinh : Khăn và găng tay nhựa. Nơi này có khoảng phân nửa số mộ đã bốc nên trông thật tiêu điều hoang phế, cỏ mọc cao ngần ngực. Phần mộ của Ba tôi cũng bị sụp đất ở giữa rồi, nhưng đành để thế - bới thêm đất đổ vào tạm, bởi chẳng biết lúc nào lại yêu cầu giải tỏa. Toàn khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa này chắc chỉ 1 vài năm ngắn nữa thôi là giải tỏa trắng rồi. Đợi đến lúc họ bắt buộc và có bồi thường thì chúng tôi mới bốc đưa Ba về Nhà Chờ Phục Sinh ngay trong ngôi Thánh đường Ba đã đi từ ngày di cư vào Nam này, nằm cùng Mẹ ngày ngày nghe kinh sách, cùng tham dự Thánh Lễ.
Ngày xưa tôi nghe đến từ Thiêu là sợ lắm lắm, nhưng bây giờ thì thấy bình thường, lại còn thấy sạch sẽ, ít tốn tiền, đỡ mất công, lại được nằm ké trong khuôn viên nhà thờ ngày đêm nghe kinh sám hối cầu xin Lòng thương xót của Chúa.

***
Và hôm nay, thứ hai ngày 2 tháng 11, thức dậy 4:45 để đi lễ bởi hôm nay làm việc đến 7 giờ tối mới xong. Buổi sáng thấy lo, ngồi đứng không yên, bốc máy gọi, thấy ò e í liên tục, cứ sợ có chuyện gì. Mặc dù có chuyện gì thì cũng chẳng chia sẻ được gì, biết thế nhưng vẫn không thể dẹp cái lo ...
Và, quả thật mình vô duyên bất lịch sự đến tệ! Nói chuyện phone cộc lốc và thôi nhé cúp máy.
Đã xấu nay còn xấu hơn!
Tiếc vì đã ...

Cái này đúng là tự thấy mình cục kỳ quá nên tự nghiêm khắc với mình.

Và, quyết tâm dẹp bỏ hết tất cả. Trao gởi hết cho Chúa.


À, gia đình nhà n. muốn thông tin cho n. hay biết: aTư đã mua được nhà riêng và tuần sau là dọn nhà. Nhà bn của n. giờ chỉ còn 3 người phụ nữ, chẳng còn tiếng cười đùa của trẻ thơ, tiếng cự cãi to tiếng hay tiếng nói chuyện .v.v.