Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2010

Lẩn quẩn... tang gia ....


Ngày 21 tháng 2, tức mùng 8 Tết Canh Dần 2010

Trước khi Bố thật sự về với Chúa, Bố nằm nghiêng qua bên phải, ánh mắt Bố như đang nhìn và nói chuyện với dì Tr. Còn dì Tr với dáng quỳ ngồi, tay nắm bàn tay trái Bố và mắt nhìn Bố. Hai Cha con nhìn nhau suốt.
Bố thở hắt từng hơi 1. Rờ chân Bố chỉ hơi mát lạnh.
..........

Sau khi At biết tin Bố đã về với Chúa, con cái bất chấp lời khuyên răn :
- Đừng vào nhé, bận rộn lắm, vướng tay vướng chân các dì, để khi nào đi đưa rồi ra ..
Ào ào kéo nhau vào, phụ giúp chuẩn bị phòng ốc khang trang để nơi quàn Bố (phòng khách của nhà dòng). Cánh đàn ông người phụ khiêng bàn ghế dọn sang nơi khác, người tháo những tấm vách ngăn, người đóng đinh, khoan, đo đạc,....
Nhóm chị em phụ nữ cũng xúm vào phụ khiêng bàn ghế, rồi nào chổi, nào bàn chải, xô gáo, săn tay áo, vén ống quần quét dọn và lau chùi, lẫn chà sàn nhà phần sân.... Tiếng chổi chà, tiếng bàn chải chà sát xuống nền gạch hòa lẫn với tiếng nói chuyện gọi nhau dội nước - đo đạc...., quét nước, sen lẫn tiếng xụt xịt; khóc cười lẫn lộn...
Tất cả hết mình hết tâm trí chỉ lần cuối cùng này với người Cha chung nay đã được Chúa gọi về.
Các dì lo những phần quan trọng ....
Rồi thì mọi thứ phòng ốc, ... xong xuôi và thi hài Bố được đưa ra ngoài phòng quàn. Lúc này không còn tiếng gọi nhau, tiếng nói chuyện mà thay vào đó tiếng khóc, xụt xịt, .v.v.v

Khuôn mặt Bố thật thanh thản.

Khoảng 11 giờ ra về cùng hai chú H và Th, nghe chương trình, tôi thắc mắc sao không có 1 đêm Bố về "nhà" ?
Hóa ra là thế!

Thằng D :"4 giờ về đấu tranh oC xin về ...."
Nói hết nước hết cái, dùng đến cả đến lúc ... giờ xử sao thì sau này cũng như thế... mà vẫn không lay chuyển được....
Anh T và Tr rất cứng cựa nhưng ...
Lo sợ đã có trường hợp "xì ra" vì con cái cãi nhau, vội vàng vào trình bày xin cầu nguyện giúp con cái đang bị "rối rắm"....
Thấy cái kiểu đơn gởi người này nhưng lại nói đưa người đại diện cũng được, biết ngay kết cục vẫn là thế; mọi người lên kế hoạch khi được sẽ làm gì .v.v.v. Nó nói với em thua rồi, bất thành .

Quả tình Bố nằm ở nhà dòng quá đẹp (chỉ tiếc công trường nthờ chưa xong) quá chu đáo về mọi thứ - mọi mặt, nhưng nếu được 1 đêm về với con cái thì còn gì bằng. Các con lớn bé già trẻ, nhất là những cụ ông cụ bà được quây quần lần cuối bên Cha.
Thôi, chấp nhận và vâng lời Bố vẫn luôn dạy khi Bố còn tại thế.

Con cái lại tiếp tục phụ các dì căng bạt, giăng đèn ngoài sân, treo phông, tiểu sử v.v.vv.
Cty PTrinh đưa nước suối đến, các dì không phải nấu trà or gì gì như bên ngoài, ai khát lấy 1 chai nước suối .

7 giờ tối cử hành nghi thức tẩm liệm và ngay sau đó có Thánh Lễ do Cha tổng đại diện và cha PPhú cử hành.
Sau đó lần lượt từng hội đoàn cầu nguyện đến 10 giờ đêm thì mọi người rời Bố; các dì canh thức đọc kinh suốt đêm.


Chạy qua ndòng liên tục nên cái chân đauuuuuu đứng chút là muốn ngồi, bước đi cũng hơi khập khiễng dù đã cố kềm..


Thứ hai ngày 22 tháng 2, tức mùng 9 Tết

Hôm nay phải đi làm lại, hết những ngày nghỉ Tết. Trưa về ăn vội chén cơm rồi tắm táp cho mát mẻ, vào nhà dòng thăm Bố. Giờ trưa, các dì thay phiên nhau nguyện kinh bên linh cửu Bố. Định bụng ngồi đọc kinh và ngắm Bố đến 1 giờ rưỡi thì lo về đi làm tiếp, nhưng 1 giờ 25 nghe các dì nói 1:30 có thánh lễ. Ở lại tham dự lễ đến lúc Cha cho Rước Lễ thì ra về. Lúc này xóm đang lần lượt ra nhà dòng, chuẩn bị tham dự Thánh lễ 2 giờ là giờ của At do cha Bảo cử hành.
Mọi người bàn tán về việc không được đón Cha già... Buồn thật buồn, nhưng ngẫm nghĩ âu cũng là Ý Chúa và có lẽ Bố cũng không buồn lòng khi sự việc như thế. Quàn Bố ở nhà dòng, các dì lo vô cùng chu đáo về tổ chức, tiếp đón, phụng vụ, ...., lúc nào cũng có người kinh sách quanh linh cửu Bố 24/24. Về "nhà" chắc gì Bố đã được các con chu đáo như các dì, dù chỉ 1/2. Bố sống gần trọn vẹn nửa đời với At, Bố biết đời sống từng gia đình con cái, biết khả năng và hiểu tấm lòng của con cái đối với mình. Bố thương con nên Bố vui vẻ...

Hết giờ làm, về nhà cất vội xe vào nhà, tôi đi ngay ra nhà dòng để thăm Bố. Chỉ thêm ngày mai thứ ba là còn được nhìn thấy hình hài Bố. Vừa kịp lúc tham dự thánh lễ 5g chiều của nhóm Hán Nôm của Bố. Gặp Bố Thảo. Hai Bố con ngồi bên cạnh nhau tham dự lễ. Nước mắt rơi lã chã nghe thầy Hóa và các anh chị nhóm HN tâm sự, thương nhớ Bố.

Lễ xong, cháu Bố vội ra nói với dì Tr, tôi đứng gần dì nên được nghe chứ không phải nghe lỏm, không chi tiết nhưng đủ hiểu :
- NGhe nhóm HN của Cha tâm sự, con mới hiểu ra Ông ( tức Cha Hưng) muốn mang theo cuốn sách ... Trước Tết, Ông nói con mang cuốn sách đi đóng bìa và làm chữ mạ vàng cho Ông. Ông thúc giục con làm cuốn sách cho Ông, Ông muốn cuốn sách này, nhưng con nói gần Tết.. để ra Tết con đi làm cho Ông. Giờ con mới hiểu ra Ông muốn mang cuốn sách này theo bên mình.

Lúc này, hai Bố con tôi đang nói chuyện, Bố đang hỏi về At, tụi nó đâu hết rồi, Bố chẳng thấy đứa nào? Tụi nó là đám con lít nhít ngày xưa của dì Thảo. Dì Tr đi qua, Bố gọi lại:
- Này em gái ơi, cho chị xin .....
Bố nói xong việc với dì Tr, tôi đùa :
- Chết con rồi Bố ơi! Dì Tr là em gái của Bố, vậy con phải kêu bằng Dì xưng con rồi. Không được!
Dì Tr nhanh trí đáp ngay:
- Là Cô.
Tôi trố mắt chưa hiểu. Dì giải thích:
- Bố thì phải gọi là Cô.
hìhì hiểu ra tôi cười. Lúc đó Bố nói :
- Phải kêu dì xưng con đúng phép tắc.
mấy dì cháu cùng cười...

Quay lại chuyện cuốn sách...
dì Tr vội vã đi qua nhà hưu dưỡng lục tìm cuốn sách. Trước lúc đó, Bố T đói bụng muốn đi ăn kêu con cái ( tôi) mời Bố. Gần đó có dì Hiền, tôi nói Bố rủ dì H cùng dì Tr đi cùng luôn. Bố cười, dì Tr thì Bố đã rủ rồi. Trước khi ăn cả 4 dì cháu chúng tôi qua phòng Bố tìm cuốn sách, có cuốn sách rồi mới an tâm ăn tối.
Ăn tối: bún bò gần nhà dòng, về kịp dự lễ 7giờ tối của At do cha Thành cử hành. Dì Thảo ở lại dự lễ của At hướng về Bố Hưng.

Tối khuya về nhà ăn cơm và nghỉ ngơi. Lúc này nghe em kể "sự tích con bướm" chiều nay:
- Chiều nay Bố Hưng về thăm Antôn. Lúc 2 giờ chiều, khi mọi người ra nhà dòng cùng hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Bố, thì ở nhà: Bá mở cửa nhà nhờ chuẩn bị cho các bà Kinh Chúa Thương Xót, thấy một con bướm trắng to trên cung thánh nhà thờ. Con bướm cứ bay quanh tượng Đức Mẹ, một hồi lâu rồi bay quanh tượng Thánh Antôn, cứ thế. Bá la lên "Cha muốn về với Antôn không được. Cha về thăm Antôn." Lễ trong nhà dòng xong, em về nhà nghe bà Bá kể như thế, vô nhà thấy có con bướm nhỏ xinh bay quanh bàn thờ Chúa và bàn thờ Ba Mẹ. Em đưa tay gần con bướm, bướm đậu lên tay em và không bay đi cứ đậu trên tay em. Em nghĩ là Bố Hưng về thăm con cái nên em đã đi vòng vòng 1 số nhà trong xóm. Bướm vẫn đậu trên tay em. Mọi người trong xóm lúc đó ai cũng thấy bướm đậu trên tay em dù em qua nhà này, rồi qua nhà khác, cứ thế. Sau cùng, em về lại nhà và để bướm lên bàn thờ.
Đến gần cuối giờ chiều em lại gần bàn thờ xem bướm còn đậu ở đó không ? Bướm đã chết. Em để nguyên xác bướm trên bàn thờ Ba Mẹ.

Với người tu hành, chuyện con bướm như 1 linh hồn người đã khuất về thăm gia đình, có lẽ các ngài không tin. Nhưng với đời thường chúng tôi tin là như thế.
Ngày xưa, khi Ba rồi Mẹ qua đời, lần nào cũng có 1 con bướm nhỏ bay quanh quẩn trong nhà. Rồi ngày giỗ cũng thấy có con bướm nhỏ trong nhà; còn thường thì không hề thấy.
Và lần này chúng tôi tin bướm trắng to kia là Bố Hưng về thăm ngôi thánh đường Bố đã có mặt từ khi mới hình thành. Và bướm nhỏ bay trong nhà và em đưa qua các nhà trong xóm At cũng chính là Bố; Bố đi thăm các con cái của mình lần cuối cùng. Bởi khi Bố còn, Bố luôn nói nếu Bố mất đi, Bố muốn về Antôn một ngày. Trong cả đời linh mục 51 năm của Bố, Bố chỉ coi đúng 1 xứ đạo đó là Antôn chúng tôi.

Kể em nghe về cuốn sách Bố muốn mang theo, đưa đi đóng bìa làm chữ mạ vàng, người ta đòi đến ngày kia, tức là ngày an táng Bố, nên cuối cùng đành chấp nhận làm chữ dán đề can vàng. Em nói để hỏi anh Hoan, nhờ anh làm gấp giúp cho.
Lúc đầu tôi cũng định bụng chở dì Tr qua anh Hoan nhờ anh làm giúp. Nhưng dì nói đã nhờ chị T bên nhóm Hán Nôm của Bố.
Cuối cùng hai vợ chồng anh H sẽ tập trung hết sức làm hoàn thành cuốn sách cho thật đẹp, chữ nhũ vàng, khâu sách lại như mới dù giấy đã ngả màu; và quan trọng là đến trưa mai là có sách đẹp cho Bố.
Hân hoan vui mừng. Đi ngủ lúc đó cũng gần 12g đêm.
Nhờ qua nhờ anh Hoan làm sách mà được ăn giò thủ và khô bò do chị làm, thật ngon và giò rất chắc.
Bà chị tôi khéo tay hay làm. Chị em tôi trêu chị với cái tên "bà chùm 8".


Thứ ba ngày 23 tháng 2

Chiều nay được nghỉ, nên buổi trưa ăn cơm và nghỉ ngơi 1 chút rồi mới vào nhà dòng viếng Bố và đọc kinh cầu nguyện cùng mọi người.
Cuốn sách Bố muốn mang theo đã xong, dì Tr đã cầm. Dì nói :
- Trong cuốn sách không biết có tấm hình Cha thích không ? Hôm qua lấy sách về quên không xem vội đưa ngay cho chị. Tấm hình đó Cha thích nhất.
Tối qua tôi cũng thấy tấm hình đó khi dì mở cuốn sách ra xem. Nhưng lúc anh H rọc hết sách, lấy từng xấp giấy ra để khâu lại, tôi không thấy.
Dì tiếc vì có thể tấm hình đó đã bị rơi, dì muốn để nguyên tấm hình đó trong cuốn sách của Cha. Cha dùng tấm hình đó để đánh dấu phần sách đang đọc.
Dì tiếp:
- Các dì tiếc vì bìa chữ không giống gốc, thiếu chữ Sorbonne.
hìhì tôi cười:
- Dì lấy cuốn sách ra đây đi rồi sẽ thấy.
Mở các lớp bọc ni - long bóng kiếng bên ngoài cuốn sách ra. Bởi em đã hỏi ý dì muốn bọc cuốn sách lại không ? để sau này khi khai quật hài cốt Cha lên thì cuốn sách vẫn còn nguyên vẹn. Cái này là anh H chỉ. Lật trang bìa, ngay mặt trong là tấm hình Bố thích nhất, lật qua 1 trang nữa là trang bìa gốc của cuốn sách, anh H đã giữ nguyên bản lại nhưng để bên trong...c.c.c.
Dì đưa cuốn sách cho các dì bề trên xem, dì nào cũng tươi cười gật đầu. Mừng vì tất cả còn nguyên vẹ và đẹp hơn lúc trước nhiều.
An tâm, 2 dì cháu bọc cuốn sách lại và bọc thêm một lớp bao.

Cuốn sách này Bố biên soạn dành giảng riêng cho các nữ tu Mân Côi



Dự lễ do cha Xứ Sao Mai dâng. Hai cháu tan học muốn vào viếng ông Hưng, nhưng trong nhà quàn đang rất đông người đọc kinh.... Cuối cùng, chỉ có bé lớn ở lại, cháu không chịu về, nhất định phải được vào viếng ông Hưng rồi mới về. Cháu vào và cứ thế đứng bên quan tài ông Hưng, ngắm nhìn ông Hưng khoảng 10 phút, đến khi ngoắc kêu cháu ra mới chịu ra.
Hình ảnh một đứa bé xíu ngắm nhìn Ông Cha một cách mải miết, thiết tha, không một chút ngại ngùng, sợ sệt, làm các sơ TL đang nguyện kinh rơi nước mắt nhiều hơn...

5 giờ dắt cháu về cơm nước tắm táp chuẩn bị tinh thần cho đêm canh thức bên Bố, đêm cuối.
Em đã pha sẵn 1 lít cafe đen nguyên chất, 2 lon sữa bò OT và 1 thùng bánh mì chà bông Stabb; đó là phần thức ăn nhẹ cho đêm canh thức, giúp cái bao tử không đình công và chống đôi mắt lên. Bé T nhận phần càfê đã hãm và sữa mang về pha thành cafe sữa, chứ nguyên chất như thế đắng uống sao nổi. Bé T sẽ mang thùng đá để ai muốn cafe đá thì tự phục vụ. Ly và thìa ngoáy cafe cũng đã chuẩn bị xong.

Hơn 7 giờ lại quay lại nhà dòng, chuẩn bị tham dự thánh lễ của Ban giúp lễ Savio At xưa. Lễ, mọi người tham dự thật sống sắng, Savio bao thầu tất cả phần đọc sách, hát hò; những bài hát quen thuộc mà ở At ai cũng biết hát và thuộc lời.
Phụ các dì những việc vặt như dọn bàn, các chai nước suối đã uống, xếp ghế, .v.v.v cũng đồng thời đọc kinh ké với các dì.
10giờ có thêm thánh lễ do cha Huệ tóc hói dâng. Thánh lễ cuối ngày, tham dự nhưng không lên rước lễ, bởi 1 ngày chỉ được rướu Mình Thánh Chúa 2 lần. Còn 1 lần nữa để dọn mình rước vào thánh lễ đêm nay, lúc 11 giờ, gia đình tôi dâng 1 lễ cầu nguyện cho Bố, do cha Bình họ hàng của gia đình đang có mặt ở SG, đi chúc Tết bà con và ân nhân.

10:50 đêm con cái Bố Hưng, những người trẻ và sồn sồn của Antôn lại lũ lượt tụ họp quanh Bố, đêm canh thức cuối cùng At ở với Bố.
Dì Tr thức dự lễ cùng canh thức với Antôn.
Đêm nay, hầu như tất cả những ai tham dự thánh lễ đều lên rước lễ. Sau lễ cha B ngồi tòa lộ thiên để cho ai muốn xưng tội thì đến với Cha.


Thứ tư ngày 24 tháng 2,

Tiếp theo đêm ngày 23, sau đó gần 12 giờ là giờ canh thức của ca đoàn Cecilia và gia đình Savio. Tôi và 1 số người chẳng ca đoàn cũng chẳng ban giúp lễ nhưng là con cái Anton đều tham dự.
1 giờ canh thức, lời cầu nguyện, tóm lược lại cuộc đời của Bố, những kỉ niệm Bố để lại trong lòng At.... tất cả như được sống lại những ngày tháng xa xưa bên Bố, khi chúng tôi được Bố ban Bí tích Xưng tội Rước lễ lần đầu, những giờ học về Kính Thánh Cựu ước, Tân Ước, khi chúng tôi là thiếu nhi rồi huynh trưởng, ca đoàn, .v.v. ... tất cả ... như thước phim được quay chậm lại trong tâm não từng người đang quây quần quanh Bố. Nước mắt tuôn như mưa, tiếng khụt khịt, tiếng nấc cố nén, lời kinh tiếng hát bị đứt quãng, nghẹn lại .... Không gian bên ngoài lặng như tờ, những cơn gió mát, tất cả chúng tôi chẳng còn biết gì xung quanh ngoại trừ những kỉ niệm về Bố ùa về như bóp ghẹt trái tim chúng tôi.
33 năm trời Bố sống trọn vẹn cho Antôn. 5 năm cuối đời khi Bố đã về nhà hưu Chí Hòa cho đến 22 Tết Canh Dần 2010 trước khi Bố về với Chúa, hàng ngày Bố vẫn qua Antôn, ở cùng Antôn trong nhà sách của Bố, Bố dịch sách - làm công việc nghiên cứu văn hóa. Như vậy là coi như đủ 38 năm Bố sống với Antôn chúng tôi. Bố để lại cho chúng tôi sự nhân hậu, tình yêu thương, tính nhẫn nại chờ đợi, lắng nghe, an ủi, dạy bảo, giúp đỡ,... Chúng tôi chưa bao giờ bị Bố la 1 tiếng, ngoại trừ khi thấy chúng tôi hư, phá quá, Bố chỉ "Xuỵt! Xuỵt" nhắc nhở. Bố cho chúng tôi tất cả những gì Bố có từ tri thức đời + đạo đến vật chất, sự đạo đức thánh thiện của Bố, đối nhân xử thế...
Tất cả, nhưng sự tiếp thu và thực hành ... :-(((

Khoảng gần 2 giờ sáng sau khi đã nguyện kinh riêng được 2 chuỗi Mân Côi (tôi rủ dì Tr cùng đọc chung, đọc 1 mình thấy buồn trong khi cùng canh thức) 3 dì cháu ( chị Tr, chị Tr và tôi) ngồi nói chuyện với nhau, kể về những kỉ niệm với Bố. Mấy dì cháu ngồi bên hông nhà khách lúc này là nơi quàn Bố, gió thổi từng cơn lạnh buốt, ai cũng co ro... nhưng vẫn ngồi.
Khoảng 2:30 những người cháu của Bố từ Blao xuống, dì ra tiếp khách còn chúng tôi tìm chút gì đó bỏ bụng. Lúc này bao tử bắt đầu đình công.
Ăn cái bánh mì và uống chút cafê.
Đám đàn ông gia đình Saviô ở bên ngoài cửa nhà dòng nói chuyện gì đó mà cười quá chừng. Ca đoàn thì người nguyện kinh riêng, người tụm lại tâm sự. Tôi đùa với ca đoàn:
- Cái này đúng là thức và canh, đúng nghĩa với từ canh thức, còn phần nguyện ngắm kinh sách cầu nguyện cho Bố là phần của người khác.
Ai cũng cười đồng ý:
- Mình thức canh sợ người ta lấy mất xác Bố.

Chị Tr về nhà nấu thêm mì cho cánh đàn ông ăn. Thế là không khí bên ngoài cửa lại càng rộn rịp hơn, xì xụp húp nước mì nóng, .,... Lúc này không thấy dì Tr đâu, có lẽ dì tranh thủ chợp mắt 1 chút.

Gần 4 giờ sáng, các dì dòng đã thức dậy và ra canh thức tiếp, cầu nguyện thay cho Antôn, ca đoàn và gđ Saviô ra về ngủ 1 chút để tí còn hát lễ lần cuối bên Bố; Saviô thì phụ bê những lẵng hoa ra nhà thờ. Riêng chị T, em và tôi ở lại để dự lễ sáng lúc 5 giờ nhà dòng cử hành bên linh cửu Bố.

Rủ chị T phụ các dì sắp xếp các chai nước suối, thu dọn chiến trường ly - cafe - bánh, dọn dẹp cho sạch để tí các dì đỡ phải lo.
Đợi đến giờ dự lễ, 3 chị em buồn ngủ quá chừng, mỗi người dựa lưng vào thành ghế đá chợp mắt, mỗi người 1 kiểu.
Trong Thánh lễ, tôi đồng ý liên tục, ngủ gật ấy. Tôi có cảm tưởng sáng sớm nay dự lễ tôi ngủ gật chẳng khác nào năm xưa khi tôi còn bé tí, đi lễ sáng lúc 4:30 tha hồ mà ngủ gật, Bố chẳng xuỵt 1 tiếng.

Trước lễ, các dì, dì cựu bề trên nói nguyên nhân vì sao linh cửu Cha Hưng ở đây. Dì kể về những ngày xa xưa cách đây 27 năm ..... ; dì kể để các dì trẻ sau này biết: Cha Hưng là vị Ân Nhân Vĩ Đại của nhà dòng.
Cuối lễ, các dì thắp hương vĩnh biệt Cha, tôi tranh thủ về nhà ngủ 1 chút để rồi 7giờ hơn 1 chút chạy ra nhà dòng, nhìn Bố lần cuối trước khi người ta dập nắp quan tài của Bố.
Để đồng hồ báo thức, ngủ được 40 phút. Đặt lưng nằm xuống là thăng ngay.

Ăn sáng 1 chút, còn nửa ổ bánh mì cất vào balô dành khi trên đường đi ra nghĩa trang ăn tiếp. Vô nhà dòng, gần đến giờ dập nắp quan tài. ....
Giờ phút tiễn biệt này không an cầm được nước mắt. Tôi nhớ lại lúc Ba, Mẹ và giờ là Bố....

Lễ tang Bố được cử hành ở nhà thờ Chí Hòa, bởi nhà dòng chưa xây dựng xong. Giá như Chúa cho Bố sống thêm đến cuối năm thì ... còn gì bằng...

Cuối lễ, không tham dự hết các nghi thức phải lo về ngay, vì sáng nay Antôn được đón Bố ghé qua nhà trước khi Bố về "nhà mới".



Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Lẩn quẩn...


**** Mùng 6 Tết, 19 tháng 2

Sinh - Lão - Bệnh - Tử, đời người không ai có thể tránh khỏi.
Từ ngày 29 Tết về nhà sau chuyến TN miền cao, nghe tin Bố yếu cho đến hôm nay, ngoại trừ 30 Tết rất bận rộn và mùng 1 Tết Bố về nhà em ăn Tết, ngày nào Nó cũng vào đấm bóp cho Bố.
Ai ngại chứ với Nó không ngại, con cái chăm sóc Bố lúc già đau yếu là chuyện dĩ nhiên.
Không những là con mà Nó còn làm việc đó vì Bố Mẹ Nó...
Lần xưng tội hôm 29 Tết Nó biết đây là lần cuối Nó được Bố ban phép Hòa Giải...
Tối hôm qua Bố còn nói "rượu để bên kia" (tức nhà hưu) bởi mỗi đầu năm kể từ ngày Bố hưu, sáng mùng 1 Tết Nó khui chai rượu lễ Bố cho để chào đón năm mới. Năm nay ngay đầu năm Nó xin Bố thêm 1 chai, bởi Nó sợ ... Bố về với Chúa nay mai.
Cũng hôm qua, Nó nhắc Bố chưa hoàn thành cuốn tự điển Hán Việt.
Sr Tr hỏi Bố :
- Liệu hết năm nay Cha hoàn thành cuốn sách không Cha ?
- Không, phải sang năm.
- Cha ... làm phụ Cha liêu có xong không Cha ?
,,,
Bố còn giải thích từ Hán Việt khi Sr Tr hỏi :
- Đa- vít địch thành hay Đa-Vít dịch thành ?
Đa-vít địch mới đúng, địch là .....
Nó đùa :
- Đa-vít tịt ... (í đùa cuốn tự điển bị .... )

Tuy rất mệt, rất yếu nhưng vẫn còn khá minh mẫn, giải nghĩa tường tận từ dùng cho con cái.... Vậy mà trưa nay, chỉ hơn 12 tiếng sau, Bố đã phải dùng ôxy và thở mệt mỏi, chẳng nói năng gì cả...
Vẫn làm việc mà Nó ngẫm ra từ Bố Mẹ, người già đau yếu người mỏi mệt rất cần có người bóp chân tay, đấm lưng. Rờ bàn chân có mang vớ và được đắp chăn kín, chân lạnh ngắt. Rờ lên đùi, da thịt ấm nóng. Gần 3 tiếng sau, lạnh lên 10 phân.
Nó đoán Bố sắp đi. Nói với Sr Tr. Sr gật đầu :
- Em không ngờ nhanh như vậy.


**** Mùng 7 Tết, 20 tháng 2

Hôm nay Bố rất yếu, nhưng Bố vẫn nghe được tất cả những người đến thăm nói chuyện với Bố.
Sr Tr :
- Cha dậy uống chút sữa Cha nhé!?
Bố không trả lời nhưng khi
- Bố dậy uống chút sữa rồi để cho Sr Tr đi ăn, gần 12 giờ rồi, Bố nhé!?
- Ừ.
Khi Sr Tr dùng ống hút cho Bố uống sữa, Bố lại không, chỉ nuốt xuống vài giọt. Nhưng nước thì thì Bố nuốt gấp đôi sữa.
Chân Bố sáng nay nóng ấm lại, mạch tốt hơn ngày hôm qua nhưng hơi thở của Bố yếu, lấy hơi và hắt ra nhiều.
Hy vọng và hy vọnggggggggggg


**** Mùng 8 Tết, 21 tháng 2


4:26 chuông điện thoại reo rồi tắt ngay. Nhìn số của Sr Tr, tôi vội gọi lại.
- Cha yếu lắm rồi.
Lễ sáng sớm xong, vào thăm Bố lần cuối.
Bố đang thở hắt ra, nằm nghiêng bên phải, mắt trái mở hé Tr và Sr Tr dùng tay khép mắt Bố lại mà không thể nào được. Chân Bố chỉ hơi lành lạnh.
Ai vào thăm cũng xụt xịt khóc.
Bắt kinh Lòng Thương Xót Chúa, cầu Xin Chúa thương xót Bố trong giờ phút lâm chung này.

Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Con rất yêu dấu của Cha
là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con
Để đền vì tôị lỗi chúng con và toàn thế giới
- Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô
- Xin Cha thương xót linh mục Vinh Sơn và toàn thế giới
........
Đọc liên tục cho đến khi Chúa cất Bố về.
Trước khi Bố về với Chúa, tròng đen mắt Bố bỗng trở nên đục ngầu cứ y như mắt cá chết... và Bố ra đi.
Sr Tr vuốt mắt, mắt Bố khép lại cứ y như đang ngủ.

Con cảm tạ Chúa Cha Toàn Năng, Chúa Giêsu Thánh Thể đã thương cất Bố Hưng con về với Chúa thật nhẹ nhàng.

Thế là từ nay không còn Bố để tôi vào thăm, nói chuyện học hỏi Kinh Thánh, giáo lý, lãnh nhận Bích tích Hòa Giải, học hỏi về từ ngữ Việt, Hán - Việt, hành xử ở đời, .....
Có lẽ ít ai có được những giây phút Xưng tội với thời lượng gần 1 giờ đồng hồ, Bố giảng giải - khuyên răn - kể chuyện rồi mới ban phép....
- Là con người ai cũng phạm tội, năng đi xưng tội để được Chúa thêm sức, được ơn Chúa giúp dần mới bớt ....
- Nhà tâm lý học nói .....
....


Hoa mặt trời























Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

3 ngày Xuân



Cũng như Xuân trước, Xuân nay tôi không đi chúc Tết.

Mùng 1 Tết, lễ Đầu năm xong lên nghĩa trang thăm Nhà của Ba. Về ghé chúc Tết Sr KP. Ăn cơm nguội với giò thủ, uống rượu lễ của Bố Hưng cho hồi cuối năm 2009. Với 1 chút rượu lễ như thế không thể say với tửu lượng của tôi (hìhì nói nghe cứ y như bợm nhậu ...) nhưng cảm thấy buồn ngủ. Ra sân, nằm lên cái cầu tuột của trẻ, giữa gió mát trời xanh trong, bên tai tiếng trò chuyện râm ran của Út và Sr KP, tôi thiu thiu ... khò khò.

Các cháu xúng xính trong bộ áo dài khăn đống hài đỏ trông thật ngộ nghĩnh. Cu đực thấy người nào cũng khoe bộ cánh của mình "Đẹp! Đẹp!"

Chưa 12 giờ trưa đã đi khò. Khoảng hơn 1 giờ chiều phone reo đúng lúc vừa trải qua giấc mơ xấu "Chị Đi để Anh lại, để lại ngôi nhà với vườn thiền nơi lúc sinh lời Anh Chị song kiếm hợp bích, Anh đàn Chi ca. Chị Đi, Anh vào viện dưỡng lão giao lại ngôi nhà cho tôi chăm sóc. Cái đứa tôi khóc ròng vì ... cuộc sống chóng qua." Trong mơ khóc, giật mình thấy mằn mặn môi.
Thật thật giả giả : Hôm nay mồng 1 Tết cũng là ngày lễ Tình Yêu anh biết, đáng lẽ ra anh không nên gọi, coi chừng người ta hiểu nhầm. Tình yêu không thể miễn cưỡng. Cứ theo chu kỳ như đến hẹn lại lên, gọi để biết có gì mới không ? Không nên gọi, khi nào có mới sẽ báo cho biết. ....

Với người khác không biết sao chứ với tôi dứt khoát, đừng để ai hiểu lầm, cũng đừng cù cưa; .... ===> khác người thật.

Ngày đầu năm cảm giác thật buồn!
Trời nắng và thật nóng đến mức cây hoa tất tật gục mặt xuống đất. Nhìn vô cứ tưởng năm nay ẹ quá, hoa hòe mới mồng 1 đã héo queo. Nhưng không phải, tại nắng nóng quá, tưới và ngắt vài bông cắm vào nước, cây hoa lại vươn vai đua nở tiếp.


Mồng 2 Tết, lễ sớm ở NĐTM, cầu cho Cha Mẹ Ông Bà Tổ Tiên.
Thăm Bố Hưng, yếu nhiều, ngồi dậy or đứng lên, đi cũng phải có sự nâng tựa. Bố mở ví cho tôi tự lấy tiền lì xì. Tôi lấy đủ 200 (con lấy đủ tiền xin lễ ---> để xin lễ hà, Bố hỏi) nghe thế Bố để tôi lấy tiền như ý. Từ nào đến giờ chưa bao giờ nghe 1 tiếng than đau, mệt or gì gì từ Bố, hơn 30 năm rồi.
Bố đang rất mệt nhưng nghe xin xưng tội, Bố gật đầu ngay.
Chúng tôi càng quý Bố. Đến lúc này mà vẫn luôn sốt sắng..
Tôi rất muốn báo tin cho những người học trò Văn Khoa năm xưa 1972, 1973... lớp Ngôn ngữ và ... (tôi quên rồi) biết thầy (Cha) Nguyễn Hưng nay đã già yếu lắm rồi. Nếu ai còn nhớ Thầy xin góp 1 lời nguyện cầu cho Thầy vâng theo Thánh ý Chúa đến hơi thở cuối cùng.

Hôm nay thanh bình hơn. Tối, trước khi "thăng đường" chơi lô tô, mệt bỏ xừ. Tôi không oánh bài, bởi chẳng còn biết đánh thế nào, ốt dột rồi. Ngày bé oánh bài ngày Tết khiếp lắm cơ...
Vừa chơi vừa theo dõi bộ film Triệu Phú Khu Ổ Chuột. Những màn dã nam trong film làm tôi khiếp sợ, sởn gai ốc. Bắt trẻ mồ côi về nuôi và làm cho 2 mù mắt... Tôi hỏi H sao lại làm ác như thế ? H giải thích đoán để cho người ta thương hại hơn cho nhiều tiền khi đi xin ăn.
Ngẫm nghĩ ngoài đời thật có thế không ? Có chứ, nhan nhản ra đó. Không làm mù đôi mắt nhưng làm mù cả 1 tâm hồn.... cả 1 thế hệ ....
Hôm nay phone chúc Tết nhưng không được... cái sound card có lẽ bị hư.
Đúng là kém may mắn, đầu năm đã tốn tiền :-((

Nhớ lại Tết năm ngoái, đúng là có 1 không 2. Không thân nữa quả đúng, chịu đựng thế quá sức với tình bạn mỏng manh. Tôi chưa từng thấy ai cư xử mỏng như thế.
Nghĩ cũng hay, lúc thích thì tâng, lúc không ưng ý thì buôn dưa và nào là không thân, chỉ biết sơ ..v.v.v. nghe mà không tưởng nổi.
Cũng lạ, với tôi những điều đó thật nhẹ, với tôi vẫn là bạn ( đã là bạn thì không thể biến nó thành thù được ).
Biết thêm típ người cũng tốt. Tôi biết giờ có đi lễ thấy tôi cũng như không thấy...

Mồng 3 Tết, cầu cho công việc làm.
Quy luật : tay làm hàm nhai.
Tâm gọi xuống nhà dùng cơm đầu năm. Thú thật cái nắng làm tôi chùn chân. Bạn muốn chúc tôi thăng tiến trong công việc nhưng không thể bởi biết tánh tôi không bon chen. Bạn muốn tôi thay đổi...
Thay đổi về phương diện khác thì ok chứ về bon chen danh lợi vật chất thì đó không phải là típ tôi.
Chỉ cần để tâm hồn mình hồi tưởng lại những tháng ngày phụ gia đình buôn bán trong những ngày Xuân, những ngày mưa gió buôn bán ế ẩm, trái tim tôi lại cứ như bị ai bóp chẹt ... rất sợ hãi. Không thể làm trái lương tâm ... sợ tội.
Toan tính chiến lược kinh doanh và làm chủ, không có phần tôi. Tôi chỉ xin là chân thực hiện, bởi tôi không có gan làm giàu.
Giờ thì thế nhưng chẳng biết được sau này có còn thế không hay lại say men tiền, quyền lực ... ??? Cầu xin luôn mãi như thế, cuộc sống không bon chen danh lợi...

Trưa, chơi lô tô, cũng mệt bỏ xừ.

Đến giờ này đầu giờ chiều tối mùng 3 Tết vẫn chưa thấy mưa xuân. Những năm trước chỉ mùng 1 or 2 đã thấy mưa xuân.
Sáng nay đi lễ, cầu xin "chúng tôi" thật sự được tự do, được nói, được sống, được hít thở thật sự,...


Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010

Người Thượng nghèo - Đơn Dương - Tết Canh Dần 2010

Để có được chuyến đi thăm người Thượng nghèo ở Đơn Dương và Blao, TE xin thay mặt tất cả những gia đình người dân tộc thọ ơn, vô vàn cảm ơn các Anh Chị và Bạn bè ân nhân: chị Hiền, chị Duyên, chị TLinh, ac Hà, chị Vui, Lệ Uyên, anh ND, Bạn, Mai, bé NAĐ.

Thương chúc các Anh Chị , Bạn và các em một năm mới đầy tràn niềm vui, sức khỏe, mọi sự tốt đẹp trong cuộc sống và hạnh phúc.

9 giờ tối ngày 24 Tết, tức 7 tháng 2. 2010 lên xe khởi hành đi Đơn Dương. Đúng 6 giờ sáng có mặt tại ngã ba CS - Đơn Dương; xe thồ ( tức xe ôm) đưa vào tận nhà.
Từ Đơn Dương đi Đà Lạt chỉ còn khoảng 30 km.

8 giờ sáng bắt tay vào việc phân chia hàng hóa nào gạo, đường, dầu ăn, nước mắm, nước tương thành từng phần quà.

Một phần quà gồm: 1 thùng mì gói Tiến Vua, gạo trắng 4 kg, dầu ăn 2 lít, 1 chai nước mắm, 1 chai nước tương, 1 kí rưỡi đường và lì xì 20 nghìn đồng.
Quà đang nằm chờ những "chủ nhân" của mình...

Người dân lần lượt đến nhận quà. Mỗi người đến phải trình phiếu nhận quà của mình. Phiếu này đơn giản chỉ là một phần 6 tờ giấy học trò, được đánh số thứ tự từ 1 đến 40 (tương ứng cho 40 phần quà) và đã được phát tận tay người được. Và 40 hộ nghèo này không phân biệt tôn giáo, không ở cùng 1 nơi với nhau. Có người ở mãi tận sâu trong chân núi ( để đi được đến đây họ đi bộ gần mất 1 buổi sáng), có người ở sát gần cộng đoàn các Sơ.

Những người ở gần gần đến nhận đúng giờ hẹn

Đến những người ở xa xa


Gần giữa trưa những người ở xa sâu ... đến

Tất cả không ngờ mình được nhiều quà như thế này, nên chẳng mấy ai mang theo cái gùi...
Chỉ cần cái gùi hàng ngày của họ đã có thể cõng phần quà về một cách "nhẹ nhàng"




Những người ở xa hơn hoặc lo đi kiếm miếng cơm, xế chiều họ mới đến. Người đi cửa trước, người đi cửa sau, cửa hông. Đến cửa nào thì TE cùng Sơ K trao quà cho họ ở ngay cửa ấy

Hai đứa trẻ đi nhận quà thay cho mẹ chúng đang đi cấy thuê


Cõng con trên lưng đi nhận quà Tết
Năm nay, người dân Thượng trắng tay. Bởi cà chua và hành lá họ trồng không được giá. Giá cà chua chỉ được 400 đồng / 1kg và hành lá cũng gần như thế, không đủ trả tiền công hái cà chua, gặt hành. Họ đành để cà chua, hành khô rũ trên nương...
Bỏ thì tiếc công sức, hái để ... ăn

Giá hành giống hơn 10 nghìn đồng / 1kg nhưng khi trồng xong thu hoạch chỉ được vài trăm đồng 1 kg. Họ gặt hành và phơi khô làm giống trồng mùa sau.
Đa số người dân Thượng làm thuê cho người Kinh. Người nào có được mảnh đất con con của mình thì bị thất thu bởi giá rẻ mạt. Người làm thuê ăn công thì bị chủ trừ này trừ kia và cuối cùng cũng .... trắng tay...
Nghe họ kể về cuối vụ mùa Tết này mà đau lòng...

Những lúc rỗi rãi mà các phần quà chưa được nhận hết, TE nghỉ ngơi hoặc xuống rẫy ngắm cây trái, đất trời và hưởng những cơn gió mát lạnh trong cái nắng gay gắt hoặc chiều tà ... thấy cũng thật thú. Có lúc chẳng cầm máy, chỉ lo ngắm cảnh, nghe cái Thơ ( một em người Thượng ) gọi " Chị ơi có người đến nhận quà!" là vội vã ba chân bốn cẳng chạy ù về....

Em Thơ đã 25 tuổi mà vẫn chưa "bắt chồng", trong khi đó với số tuổi này thì những người phụ nữ đồng trang lứa với em đã tay bế tay bồng vài ba đứa con...
Thơ nói :
- Muốn bắt chồng thì phải có 20 triệu đồng. Cả đời em cày thuê cũng chẳng thể có... Em thường bị chủ người Kinh trừ tiền công, điện, nước ...
Mắt em lưng tròng khi kể..