Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Xài đồ hiện đại



Nghĩ mà mắc cười quá chừng chừng.

Từ chuyện cBH được tậu cho cái âm thanh loại đơn giản xách đi đâu cũng được.
1 bà nhất định giữ số tiền mọi người góp được, nhất định gạt ý kiến của tất cả không đồng ý đưa cho cBH giữ. Hôm sau bà đưa vô 1 cái máy chỉ xài được khi có điện, còn không có điện thì chịu. Hiệu lạ hoắc và cái vỏ trầy sướt tùm lum, cũ rơ cũ rích, chỉ có cái micro là mới toe, với cái biên lai giá 2T3.
CBH đưa qua cho tôi xem và hỏi cái này thấy thế nào, sao chị thấy cũ quá mà giá tới 2,3 lận.
Thú thật về máy móc điện tử, tôi thường dùng từ đồ "hại điện", dốt đặc. Nhưng, nhìn qua cái máy: hai chị em đồng ý hàng cũ rích. Còn tôi nhất là chỉ xài được khi có điện, không phù hợp, mua loại có xạc pin để dành khi không có điện cũng xài được luôn.
CBH gọi cho nhóm đại diện, đầu giờ chiều hôm ấy người đại diện vô nhìn cái máy: máy đã quấn lại, giá bên ngoài chỉ chừng 300. Còn cái máy bên này có cái giá hơn 1T, cái khoảng 900, có cái mắc hơn nữa. Cuối cùng, người phụ nữ vô, từ bên này nghe tiếng bà ta càu nhàu này kia máy bà mua là hàng tốt, nhưng tại trời mưa quá nên người ta không đưa được cái thùng mới, v.v.v.v. CBH không dính vô để nhóm đại diện tự làm việc. Cuối giờ hỏi kết quả: bà ta trả lại tiền để nhóm đại diện đi mua.
Hừm, con người gian và tham thật! Cái bà này tưởng ai cũng ù ù cạc cạc, tính sơ múi 2T.
Hôm sau, người đại diện mang cái máy y hiệu bên này nhưng hàng tốt nhất, có cả tape và cổng Usb, radio, âm thanh cực to, phần micro có cả nút điều chỉnh lớn nhỏ.
Chuyện gây cười bắt đầu từ cái máy hiện đại này.

Hôm sau, CBH qua:
- Ê, mày ơi! Sao hồi sáng chị mở nói vẫn còn tốt, nhưng giờ này nó cứ "Bụp! Bụp!" liên tục, các đèn nháy tùm lum mà nói không được!? Chị đâu có chỉnh gì đâu, hôm qua để sao hôm nay chỉ lấy ra xài thôi.
Tôi xem thì đúng i xì, mọi thứ bình thường nhưng cứ "Bụp! Bụp!", đành bó tay. CBH mang về phòng.
Chiều, khi tôi đi qua phòng, cBH gọi lại với khuôn mặt tươi roi rói:
- Giờ chị bật lên nó lại nói được rồi mày.
Hơi ngạc nhiên có lẽ nó mát dây, hỏi:
- Chị có gọi cho người ta chưa, để người ta mang ra tiệm xem sao?

Một chốc sau, cBH bước qua cùng cái máy với vẻ mặt đầy thắc mắc:
- Ê mày ơi, giờ nó lại "Bụp! Bụp!" không nghe được gì hết!
Bỗng dưng tôi chợt nghĩ:
- Qua nay chị có cắm điện cho nó không đó ???
CBH trố mắt ngạc nhiên:
- Phải cắm điện hả ? Dây điện đâu mà cắm ???
- Chời ơi, dây điện ở trong thùng đó, lấy ra ghim vô máy rồi ghim vào ổ điện. Qua nay chị xài hết điện trong cục pin sạc rồi nên nó mới lụp bụp như thế đó. Em cứ tưởng chị có cắm điện mà nó bị như thế chứ.
Thế là cùng cBH về phòng lấy dây điện cắm vô, máy nói bình thường.

Hai chị em phá ra cười, cười vì cái ngớ ngẩn của mình. Chẳng khác gì "Hai lúa lên tỉnh".
Đang mắc cười vì dân thành phố chính hiệu con nai vàng, mà máy móc thì dốt đặc, xém tí bị người khác cười chê cho khi gọi họ vào mắng vốn cái máy hiện đại mới mua mà đã muốn hư. Chị chưa gọi.

Thế là nhân tiện đang cười, tôi nhắc lại chuyện xưa... cBH vừa cười khanh khách vừa vỗ vai tôi:
- Con khỉ này, mày làm tao cười muốn bể bụng.

Tôi nhắc lại chuyện cách nay khoảng 7 - 9 năm, năm đó cùng ban, cHlớn có tiền đô người nhà gởi cho, cHlớn dẫn cả nhóm đi siêu thị M-max CH ăn gà rán. Hình như năm đó món này mới có ở SG được vài năm.
Vô tiệm ăn ngay trong Sthị, từng trận cười cứ thế mà nối tiếp nhau, cười đến no và đau cả bụng. Chỉ vì giống "Hai lúa lên tỉnh":
Gọi món: cả nhóm đi ra quầy nhốn nháo chỉ cái này cái nọ, hỏi giá này kia, trong khi cái giá tiền để chình ình trên đó. Cười quá chừng. Mấy em đứng quầy thấy mọi người, toàn già (chỉ trừ tôi là trẻ) tưởng đùa nên cười vui chứ có biết đâu toàn "Hai lúa" cả.
Chọn bàn và bê thức ăn ra bàn. Đến phần sử dụng dao muỗng nĩa để ăn. Nghe người ta nói ăn món tây (đui) này phải dùng mấy thứ kia nó mới xoang, sành đời. CTình Si chẳng biết sao đó mà nguyên cái đùi gà đã chín ngắc vậy mà mó nhảy phóc ngay xuống đất, trên nĩa của cTS chỉ dính lại miếng thịt bé xíu. Mọi người cười quá chừng.
CTS còn tếu:
- Không sao, tụi mi mấy đứa che cho chị, chị lượm lên, phủi đi ăn tiếp, dại gì mà bỏ đi.
Loay hoay mãi với cái nĩa, chẳng ai ăn được gì bù lại cứ cười và cười vì dao cầm tay nào? muỗng rồi nĩa tay nào? Đổi qua đổi lại, người này nói dao bên phải, nĩa bên trái. Người thì nói dao trái nĩa phải. Người thì còn muỗng tay nào? Người nào xắn được 1 miếng thì hí hớn khoe thành công rồi.
Chưa, được miếng thịt thì ăn chấm gì, ớt hay cà chua ???
cứ thế mà cười, giòn tan. Lại châu đầu vào nhau:
- Mấy bàn kia chẳng biết chị em mình có gì vui mà cứ cười khúc kha khúc khích thế kia, ha!
hihi hihi hihi

Cuối cùng, đứa nhỏ nhất lên tiếng, bởi nó đã đi ăn món này rồi.
- Các chị nhìn em nè: bỏ dao bỏ muỗng nĩa sang một bên, cầm thẳng cái đùi / cánh gà lên, chấm tương và đưa lên miệng cắn cái ..., rồi ung dung nhai...
- Ồ, có lý quá, con nhỏ này chẳng chịu nói trước làm các chị 1 phen bể bụng.
hihi haha hehe
- Tại các chị đòi ăn theo đúng tây, còn em chỉ biết ăn theo kiểu nông dân quê mùa thôi...

Đến phần kết: đi rửa tay. Lại 1 phen nhốn nháo, rửa làm sao ? xà bông đâu? vòi nước làm sao cho nó chảy? Sao chị làm cách nào nó cũng không nhả nước ra thế ???
Rửa được đôi bàn tay lại thêm 1 trận cười rung ruột.

Hễ nhắc lại chuyện đi ăn gà rán là cười chảy nước mắt.
Mới đó mà CTSi đã nghỉ hưu được gần 5 năm rồi. CNN còn 3 năm và 2 cHlớn chỉ còn 4 năm nữa là hưu, còn cBH và tôi còn phải thêm 15 năm nữa mới được an dưỡng.


Ngẫm nghĩ: chúng tôi quả thật lúa quá chừng chừng. Đến giờ này vẫn chẳng hơn gì, vẫn cứ lúa. Cái gì hơi hiện đại 1 chút là điếc đặc, cứ phải nhờ đám trẻ chúng chỉ dẫn cho.

Ôi, đời "dức cháo"!!!



Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Khám bệnh....

Đi khám bệnh viêm họng hạt. Điều trị theo hướng bị trào ngược acid từ bao tử lên làm gây nên những cơn ho. Cái này tôi có nghe nD nói khi bs giải thích cho anh. BS dặn tôi 3 điều:
- Kê đầu giường cao lên 20 phân.
- Trước khi ngủ đêm 3 tiếng không được ăn, để bao tử không tiết ra dịch tiêu hóa thức ăn.
- Điều trị cho dứt bệnh về bao tử.
Cách nay hơn 10 năm, bs nói tôi bị đau thượng vị. Nhưng 4 hay 5 năm nay hoặc nhiều hơn tôi không nhớ nữa, không hề bị đau. Trước đây, có năm vào khoảng tháng 9 có khi bị đau 1 or 2 lần do ăn uống thất thường. Không đau nữa là do ăn uống đúng giờ giấc và trước kia khi còn học bên khoa A, chị S có chỉ đến tiệm thuốc bắc của người Hoa, Chợ Lớn, thuốc đó uống điều độ và không uống những thứ có men cũng như hút thuốc, ăn ớt, .vv.v. này kia thì ok. Tôi uống 1 gói và sau đó phẻ ru.
Nhưng nếu thực hiện đúng 2 cái trên mà không thấy dứt thì ắt tôi phải đi kiểm tra bao tử và điều trị.

Đêm về, kê giường lên, có ho nhưng không ho thành đợt như trước, không bị nôn ruột, chỉ vài cái ho và ngủ tiếp
Hy vọng bớt và dứt điểm.

Bs rồi ds và Dì nói phải ngưng hoặc bớt nói đi thì sẽ hết.
Bố khỉ, hihi (nói tục rồi) cái nồi cơm mà bảo ngưng đi thì sao ???
hihihi


Cuối tuần..



"Phù vân trên mọi phù vân, và mọi sự đều là phù vân.
"
(Trích sách Giảng viên)

Thứ bảy 25 tháng 9 Ngẫm nghĩ thấy năm nay "kỳ cục" quá!

- Bệnh viêm họng hạt mãn tính cứ cách chừng nửa tháng lại tái phát, mặc dù tôi khò nước muối ngày 2,3 lần, dùng micro để hạn chế dùng sức.


- Chỗ thuê dạy cứ bị trục trặc, hết trục trặc vì chủ nhà đến phòng ốc và người đ/nghiệp. Lúc đầu là đ/n không báo chỗ cũ bao năm qua ngưng cho thuê. Thuê chỗ mới thì vướng không được ngày chẵn, cũng ok nhưng gặp chủ nhà cà pháo quá. Chuyển qua chỗ mới xa hơn thì người dạy phòng trong có ý muốn tôi nhường phòng, vì trò của cổ lớn hơn mà phòng lại bé hơn. Tôi không đồng ý vì tôi đi thuê độc lập, xem phòng rồi mới đồng ý thuê, muốn gì cũng nên nói với tôi luôn ... Nghe người chủ nói ý của cổ tôi đã nói ý của tôi ngay từ đầu thuê.
Thú thật: nhìn phòng trong tôi cũng không ưng, hẹp quá và không có chỗ đi.
Nhưng tôi suy nghĩ vì câu nói của người chủ:
. Vậy là tôi phải tìm thêm 1 cô.
. Hai cô kia tự thỏa thuận nhường chỗ cho nhau.
Với câu đầu, chuyện lo lắng kinh doanh, tôi không giúp được, nhưng đã có chỉ cho ra bên ngoài đánh tiếng ... Với chuyện sau, tôi sẽ dọn đi. Bởi tôi đi thuê độc lập không thuê cùng ai và cũng không có ý kiến gì khi người kia không nói với tôi, ai nói thì tôi trả lời người đó thôi, tôi cũng chẳng đủ hơi phân trần với người kia. Tôi không muốn người chủ bị thiệt, và tôi cũng không muốn người kia nhìn mình với ánh mắt thiếu thiện cảm, mặc dù cũng chẳng gặp mặt mấy.
Dì nói tôi "khờ"! Nghe có nơi còn chỗ ngày chẵn không lo đi thuê đi mà bỏ qua vì đã lỡ dọn qua nơi mới này rồi, giờ đổi đi thì ngại và không muốn người mới thuê này buồn.
hihi
Chiều nay ngẫm nghĩ, mình cũng "khờ" thật, cứ vị nể và nghĩ cho người nhiều hơn. Nhưng tôi thấy, ở đời cái gì cũng phải có này có kia, ngày lẻ cũng ok, đường xa chút cũng không sao chỉ ngại những ngày mưa gió.

Ngày thứ bảy, sáng đi cày mới hay cô kia đã trả lại phòng ngay bữa trước. Cổ không đồng ý ngay từ buổi đầu. Hèn chi, mấy bữa đi qua mặt thấy cô ta có cái nhìn sao đó. Tôi chẳng nói năng gì bởi lẽ cô không nói với tôi ý muốn của cổ. Mặc dù tôi hứa với cT có gì cũng cho cổ hay vì cổ là người mới.
Cày xong, bác chủ nhà nhờ góp ý cách sắp xếp bàn ghế sao cho thuận mắt của người thuê. Cũng nói chuyện thân tình là chỉ có phòng khách là ok, nhìn vào ai cũng ưng, nhưng với phòng này thì khó. Hứa sẽ cho ca chẵn biết ghé qua xem phòng ốc hoàn chỉnh, có ưng thì vô, còn không thì lo kiếm chỗ khác. Như lời bác chủ nhà nhờ nói giúp.

Đi về, nghé qua chỗ nói còn chỗ chẵn... nhưng nghĩ ngợi khi chủ nhà nói thôi cô cứ ở đây đi, đừng đi đâu nữa, chúng tôi cần tiền thật mới bày ra cho thuê, phải đấu tranh lắm ông nhà mới đồng ý. Bởi giữ cái cổ dù rách cũng không cho người ta thấy, của t/giày xưa.
Thôi đành đi về, không nghé hỏi và cũng không đổi chỗ đổi ngày nữa. Có lẽ đó là ý Chúa muốn. Đừng chạy theo tiền tài quá mà quên mất người Kitô hữu điều gì là cần thiết nhất.
Với hơn 10 cháu, đồng ra đồng vào cũng khá ổn rồi.
Dì cứ nói: Như vậy đủ rồi chị.
Tôi cũng thấy như thế là quá đủ. Không đòi hỏi gì nữa, nếu được ngày chẵn thì quá tuyệt còn không thì cũng ok. Ngày mưa gió thì "cẩu" 2, 3 đợt và nhờ thêm ph giúp.
Bên cH có 2 đứa kém quá.

Ngày mai đi dự tiệc cưới của H14, chẳng biết bận gì đây??? Đã hơn 3 năm rồi không đi... A mang vô 3, 4 cái đầm kêu thử lấy 1 cái mặc, nhưng hết giờ đã mệt phờ người, chẳng còn thiết tha gì với quần quần áo áo.
- Thôi tớ chẳng thử đâu, mệt lắm rồi. Để tớ về lục cái đầm cũ ra mặc vậy.
hihi. Nó cũ thật, nhưng biết chắc chắn 100% không đụng .... hàng (le lưỡi vì tự tin wá) hihi

Gọi K xem mấy giờ tập trung để chơi với H14 như ĐC hẹn. Hóa ra hắn đi trễ hơn ĐC hẹn vì bận làm tóc này kia. Hắn nói vì là H14 nên mới đi và phải làm đẹp chứ lười đi quá. Còn tôi thì dự định cột tóc lên (đuôi gà, đuôi vịt gì đó) đơn sơ như nó vậy. Nhưng nghe K nói thế cũng định bỏ tóc ra... mà nghĩ làm cho đẹp tóc vào rồi đội cái "nồi cơm điện" lên thì huề cả làng .... Thôi thì ... điệu xí cho ra dáng con gái (hihi)

Ngày bình an


Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Trung thu 2010



Hôm nay là Tết Trung thu, tôi đãi các nhí bánh snack và kẹo, cho chơi lồng đèn suốt ngày - tiếng nhạc của lồng đèn T/quốc phát suốt nhưng không thấy nhức đầu như mọi khi, nghe 1 chút là bắt tắt đi rồi. Nhìn bọn trẻ háo hức khi được tuyên bố chơi T/thu thôi, mà nhất là có bánh kẹo và được hát "Tết T/thu đốt đèn đi ..." tiếc là không có đem theo máy... ánh mắt trẻ thơ không gì sánh bằng, nhất là những lúc chúng hạnh phúc vì được như ý.
Nghe bọn trẻ nhao nhao:
- Cô ơi, sao bà H lâu quá vậy ???
hìhì tôi cũng (vì nôn giống bọn trẻ):
- Ừ, sao bà H đi đâu mà lây thế ta ???
Chỉ vì, người bán bánh tính đủ tiền nhưng giao bánh lại thiếu, bà H phải ra tiệm đòi đủ số bánh. Giao thiếu bánh làm bọn trẻ phải đợi tất cả các bạn có đủ mới "phá cỗ" được. Bọn trẻ rất dễ thương, đề nghị ăn chung. Nhưng tôi không muốn các cháu bị thiệt thòi nên nói đợi chút xíu ...

Những năm trước, khi TN còn hoạt động, theo chân các anh chị đi phát quà T/thu, hưởng ké cái không khí, niềm vui và được rước đèn chung ... vui và hạnh phúc gì đâu, rất đơn sơ nhưng ... không phải ai cũng có được. Cái ánh mắt hạnh phúc của người mà đó lại là trẻ thơ, cái lồng đèn giấy kiếng cổ điển và ít bánh kẹo với con nhà có chút tiền có lẽ cũng chẳng mấy thu hút chúng, nhưng với trẻ khó khăn đó quả là một niềm mơ ước.
Quy luật muôn thuở, hợp - tan, 2 năm nay không được hưởng ké ..., thấy buồn buồn, nó giống như nghiện vậy.
Thấy các trẻ của tôi vui, lòng cũng vui.
Xuống phòng ĐC, wào, mỗi cháu được 1 cái lồng đèn giấy xếp và bịch bánh kẹo khá phong phú, nhốn nháo mà vui. ĐC:
- Được bên chùa cho và Thầy cho thêm 500.000đ.
ĐC chia cho 1 phần về cho cháu nhưng tôi cảm ơn, để phần cho các bé, vui ké là đủ rồi.

Lễ, các nhí đi lễ đông nghê, thường ngày vắng teo... người lớn ai cũng cười, T/thu đi lễ có quà mà lị.


Trưa phone hỏi cTP chiều mấy giờ, mới hay mình nhầm: 11 giờ trưa ở chùa A/Lạc, còn tối đêm tưởng niệm là 7:30. Đành nhờ chị thắp hộ nén hương. Buổi trưa thì đành chịu, 12g mới về và đầu giờ chiều lại quay lại chỗ làm rồi.
Tối, tranh thủ dự đêm tưởng niệm thơ nhạc của Anh PST. Một số bài thơ đã đọc khi anh còn sinh hoạt trong TN, hôm nay được nghe nsut Hồng Vân ngâm ... sao hay thế !? Thơ Anh được phổ nhạc, bài nào nghe cũng hay. Hồi tưởng lại những ngày TN xôm tụ, bỗng ... thấy mình sắp mít ướt.
Phải về sớm vì còn mấy việc quan trọng trong ngày chưa dứt điểm, không thể dự hết ctr đêm thơ nhạc của Anh.
Sống hết mình ngày hôm nay đừng để sau này phải hối tiếc.

Ngày an lành

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

Học Bổng: Nguyễn Minh Châu



17 tháng 9. 2010


Năm nay tôi chỉ xin 1 phần học bổng cho bé Nguyễn Minh Châu, dự định xin cho 3, 4 em nhưng vì bận rộn quá nên không thực hiện. Chiều tối thứ sáu 17 tháng 9, hai mẹ con chị Hiền và bé Minh Châu, mỗi người cỡi một chiếc "xế điếc" xuống nhà tôi nhận học bổng. Xui cái là chiều nay họp mà tôi quên mất, thời gian họp lại kéo dài 2 tiếng đồng hồ.
Con bé lớn và xinh, đã lên lớp 8 rồi. Như vậy là chị Thập Duyên -Liêu Thái Thái đã giúp bé ròng rã 5 năm qua, hy vọng chị sẽ giúp cho bé hết trung học và vô đại học luôn. Con bé Bích em của Minh Châu năm nay đã lên lớp 3. Thời gian đi nhanh thật. Chị Hiền quả là người phụ nữ thật can trường, bao nhiêu sóng gió và bất công từ gia đình chồng, với lương cấp dưỡng trường mầm non thiếu trước hụt sau, chị ráng tằng tiện muôi con và cho con đi học đàng hoàng. Giá gì có người giúp học bổng cho cả con bé Bích thì đỡ biết mấy cho 3 mẹ con chị Hiền. Người chồng, người trụ cột của gia đình bé nhỏ của chị Hiền bị thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông xe máy cách nay 6,5 năm.

Năm nay con bé tự đạp xe đi học, chị Hiền rất lo sợ con bé bị tai nạn xe nhưng chẳng biết làm sao. Con bé lớn tướng, cao hơn cả chị, đôi bàn tay của chị vẫn cứ tê buốt bị gân ở cổ tay có vấn đề, chân vẫn bị thần kinh tọa (bác sĩ Kiều Chinh đã khám cho chị cách nay 2 năm, đã đến bệnh viện do bs Trinh giới thiệu, nhưng chị không mổ dù viện phí và thuốc bs Trinh đã xin bạn giảm tiền mổ, chị +D cho tiền thuốc men này kia; vì sẽ không thể kiếm tiền nuôi con ...)

Đợt đầu này tôi trao cho bé Minh Châu 1 triệu đồng, phần còn lại sẽ trao vào dịp Tết Nguyên đán.

N.Minh Châu với học bổng của mình

Hai mẹ con bé N.Minh Châu

Thư cảm ơn của bé

Con bé rất ít tâm sự với mẹ, cái gì nó cũng cất trong lòng. Chỉ lâu lâu mới tâm sự với mẹ 1 câu :"Cô T tốt lắm mẹ." Có lẽ ngay từ 7 tuổi bố mất, 3 mẹ con nó nhận đủ mọi thiệt thòi và hắt hủi, nó hiểu biết hết và .... Mấy năm qua, lâu lâu tôi nhận được 1 tin nhắn của con bé :"Cô ơi con buồn quá. Mẹ con con bị .... "

Con bé đang ở tuổi ngang bướng dở dở ương ương, biết đua đòi, biết làm điệu,... Nó tâm sự với mẹ nó vỏn vẹn:
- Con thấy tự tin khi da mặt không có mụn.
hihi, tôi nghe và cười.

Chị ơi, bé thay mặt ba mẹ con chị Hiền, bé Minh Châu và Bích cảm ơn chị nhiều lắm. Bình an vui khỏe mãi mãi chị nhé!
Love


Cuối tuần


19 tháng 9

Mấy ngày liên tiếp, chiều nào cũng mưa và mưa lớn.
Lớp học thêm đã ổn định.
Trò trong trường vẫn đang cố gắng tìm cách kèm các em học chậm.
Ngày nào cũng bị mệt đầu vì trò quá tuổi và đã học qua chương trình. Thông cảm với trò nhưng cũng không thể chịu được trò, hắn chẳng để tôi dạy các trò khác.

Thứ sáu họp xong về đến nhà hơn 7g tối, mệt phờ người. Trong khi họp tranh thủ làm xong phần bìa của sLl, mai trước giờ họp chỉ việc lây mộc tên ra ịn vào là xong.

Thứ 7, họp PH. Năm nay ph quan tâm việc học của con cái cũng kha khá nên buổi họp kết thúc nhẹ nhàng, đóng góp quỹ cũng khá và do ph khởi phát, dùng cho mua âm thanh khoảng 1,1T, mua màn gió, chiếu và chi phí sinh hoạt của lớp. Tôi chỉ là người giữ giùm như những năm trước, không chi bậy bạ khi chưa tham mưu cùng ph. Tôi không thích chi lung tung, chi những gì sẽ có bảnh chi tiết báo cáo. Trước mắt sẽ mua những thứ cần là âm thanh + màn chiếu + bàn chải răng và khăn mặt ( cái này mua để sẵn vì cả năm trò chỉ được 1 bàn chải và 2 khăn: cái dùng sáng, cái dùng chiều. Tôi rất sợ trò lấy nhầm bàn chải và ly nước của nhau, tránh những bệnh lây qua đường máu và ăn uống) băng keo + giá keo + đồ bấm cùng kim + một ít bánh kẹo để kích thích trò thi đua.

Hơn 10g sáng mới ra về, 11 giờ tôi mới ăn sáng. Ăn xong xem ti vi một chút độ khoảng 12:15 lăn ra ngủ ngay, mệt vì mấy đêm liền bị mất ngủ. Giấc ngủ cứ bị ngắt quãng và ngủ lại rất khó. Ngủ được khoảng 2 tiếng thức dậy, nướng thêm chút thì thấy đầu đau, đau và đau. Lấy chút bánh ngọt ăn hy vọng chất ngọt làm giảm đau nhưng vẫn không xi nhê. Bụng không thấy đói, chịu đến gần 4 giờ cái đau tăng lên, đành lấy cơm ăn và uống thuốc rồi cố gắng ngủ thêm miếng, hy vọng sẽ khá hơn. Lúc này thấy chóng mặt và buồn nôn, có lẽ giun quậy bụng kết hợp với mấy ngày mất ngủ làm cho cái đầu tôi không ổn, sợ bị rối loạn triều đình lại thì phiền lắm.
Ngủ được gần 1 tiếng dậy cái đầu thấy nhẹ hẳn và đi lễ. Lễ xong ăn và tỉnh táo... đi bộ. Mất hết 1 ngày cuối tuần.

Nói đến chuyện "sóng gió" tôi cứ cười, còn người khác thì đặt tên cho chuyện đó là " Hoa hậu và á hậu"
Hai kẻ tính y như nhau, chơi thân xong giờ đi qua mặt nhau cũng không nhìn. 1 kẻ được ph o bế theo lớp và phòng cũ đã trang bị âm thanh. 1 kẻ bị phải nhường lại phòng cho người kia, tức tối .... làm chị em tôi bị vạ lây, phải nhường phòng cho kẻ kia. Họ chọn phòng đẹp, sau đó chơi xấu âm thầm đổi tất cả những bàn thời aP sang phòng bên cạnh, lựa tất cả những bàn tốt dời về phòng mình. Hôm sau người bị đổi bàn không nói tiếng nào, bị con nít chơi cha. Người này còn dám mở miệng nói với người mình chơi xấu :
- Chị giận em chuyện đổi bàn hả?

Chưa hết, đăng kí thi gv giỏi Q, muốn mọi người phải làm phụ mình chuẩn bị đồ dùng, soạn bài,.... Nghe người bị chơi xấu nói, tôi im lặng nghe, cH chỉ nói:
- Muốn mọi người làm giúp việc gì thì lên kế hoạch, ai làm được gì thì sẽ giúp.
CH nói xong thì tôi lắc đầu bỏ đi.
Con nít mà toàn chơi cha người khác.
Thứ sáu nghe cH nói:
- Lần sau nó có nói, nhờ vả gì, nhỏ đừng nói gì cả, chỉ nói muốn nhờ gì thì đưa ra. Chỉ vậy thôi.
Tôi:
- Thì em có nói gì đâu nè, nghe C nói xong và chị trả lời xong thì em đi. Bởi Nó là em tránh xa.
CH nói:
- Nó đi rêu rao là nhỏ và B không ai làm phụ gì cả. Trong khi hôm qua nó vào đây đứng chơi xong bỏ đi, chẳng mó tay vào làm, việc này là của tụi mình phải làm cho nó.
Tôi cười:
- Nó con nít mà toàn chơi cha mình, em chẳng muốn đả động đến nó, tránh xa nó ra cho phẻ cái đầu. Ai chơi đẹp với mình, mình hết lòng không so đo. Còn cái đám con nít như nó, đừng nói, chơi xấu em chơi xấu lại thì đừng trách, nhưng em không thích ăn miếng trả miếng, tránh xa là phẻ nhất. Từ cái vụ nó tìm mọi cách để tống những đứa xí lắc léo qua em với B là em đã cạch mặt nó ra rồi. Nghe nó than với cNH qua phone khi em ra xe về, em thấy nó đã bắt đầu bị mọi người cạch "Em thấy bơ vơ, chơi vơi, chẳng ai giúp như trước". Người sát cạnh nó mà nó còn chơi cha người ta thì ai mà giúp nó nữa chứ.

Chiều, cĐ hỏi chuyện; kể Đ nghe và lắc đầu cười.

Đám trẻ này chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Cho chúng tha hồ tranh giành.
Ngẫm nghĩ: có lẽ một phần cũng do tất cả tiếp tay làm cho nó càng ngày càng lộ cái tính ích kỉ chỉ biết vơ vét bất kể ...
Nhìn chỉ thấy bé H - H là ok nhất, sống biết trước biết sau, tự lập và thật sự giỏi. Hai bé về nơi điều kiện vật chất tốt và chăm lo đời sống cũng cao, 1 và 3.

Còn AH thì tôi thấy không lỗi gì cả, bởi chung quy không phải lỗi nó, do ph nó có thế.

Cái tính tôi, chơi hết mình, cố gắng hàn gắn duy trì ... nhưng một khi đã quá - ngao ngán thì tránh xa



Chị đi HK quà về cho mỗi người 1 đôi sandal và 1 bộ đồ bộ, Út và T không có gì. Chị mua 1 cái điện thoại định đưa cho emT xài nhưng tôi lấy, giá 130Usd + mấy chục đô HK. Máy có 2 pin, 2 sim, thẻ nhớ nhưng không đi theo máy, phải mua riêng, xem tivi, radio, chụp hình quay phim nhưng không có lướt web được như cái Iphone, màn hình cảm ứng. Tôi cũng chẳng cần nhiều, thấy rẻ thì tậu cho mình cái, cái Motorola kia pin chai, nhạc chuông không hay lại không có thẻ nhớ.
Lâu rồi hôm nay mới xài sang cho mình.
Cái phone này chị không chủ định mua về, nhưng vì 1 người trong đoàn cà chớn nhờ hdv mua khi thấy cô ta xài cái hiệu này. Cô ta mua giùm xong thì lật lọng không nhờ mà chỉ muốn cô mượn 1 cái cho cô này xem. Cái này là đời mới hơn cái của hdv đang xài. Thế là cô hdv đành ôm cái phone mua giùm này. Chị thấy giá cũng không mắc và thương người hdv nên mua lại.
Cái Motorola cũ tôi dự định mua cục pin khác và gởi biếu U của sT. Nhưng sT nói bà không biết sử dụng, chỉ biết nghe nên chọn loại càng đơn giản càng tốt. Nếu thế thì bán cái phone này rồi mua của Nokia đời cũ loại đơn giản và bền biếu U. hihihi

Tuần sau, thứ tư là trung thu rồi. Tôi nhớ là bánh trung thu được 2 hộp còn tiền thì được 750. Thế là đẹp quá rồi còn gì. Sẽ mua nến và ít bánh, cho trò chơi Trung thu vào chiều thứ tư. Đương nhiên tiền là trích từ tiền quỹ.

Tuần bình an

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Lẩn quẩn: 14 tháng 9


Cuối giờ chiều nay mưa tầm tã, đội áo mưa đưa học trò qua chỗ dạy thêm, khoảng cách chừng 7 mét, qua lại 4 lượt người tôi ướt mèm ...
Dạy thêm, hôm nay học trò tăng lên 4 em và cũng giảm đi 2, 1 em tôi gởi qua K nhờ K kèm giúp, tôi không muốn bé đóng đủ tiển nhưng chỉ học 1 buổi or học đủ buổi nhưng lại bỏ lớp giáo lý. Người công giáo, những gia đình quan tâm sẽ cho con đến nhà thờ và theo học lớp giáo lý để con biết về đạo mình được theo và chịu phép Rửa tội Rước lễ lần đầu đúng độ tuổi.
Ngày còn bé, lớp thiếu nhi chúng tôi may mắn có Bố - qua Bố chúng tôi được các Sơ dòng MC ra giúp xứ dạy giáo lý, tập hát, v.v.v ngay từ tấm bé nên sau này chúng tôi duy trì được đời sống đạo của mình cũng kha khá. Nhà thờ chúng tôi thật nhỏ bé, chỉ vài trăm giáo dân nhưng lại được 1 vị Lmục uyên bác về chữ nghĩa - Thần học - lòng đạo đức và đức tính khiêm nhường - nhẹ nhàng coi sóc xuyên sốt hơn 30 năm; được hết các lớp Sơ này đến Sơ đi ra coi sóc, những nhà thờ khác xung quanh đó, các Sơ ra giúp xứ chỉ 2 nhưng nhà thờ tôi ít nhất là 2, có khi là 4 Sơ... hihi Bố chúng tôi là thế.

Trưa nay tôi đã đi tìm và thuê chỗ dạy kèm khác, không dạy ở chỗ này nữa. Vì họ, chủ nhà đối đãi tệ quá! Cho người ta thuê nhà mà yêu cầu người ta ra về phải khóa cửa nhà cho họ, phải coi đồ đạc của họ không được cho PH vào nhà của họ; mà đồ đạc của họ nào là máy vi tính, điện thoại bàn, máy fax, v.v.v; dạy ở bên trong nhưng phải coi đồ ở bên ngoài, phải ra khóa của nhà khi họ đi ...
Chúng tôi sẽ khoá cửa nhà giùm nếu ngày nào họ bận đi đâu không về kịp, chứ chúng tôi không có nghĩa vụ phải coi nhà cho họ, phải khóa cửa nhà họ lại. Chủ nhà phải giữ đồ đạc và nhà cửa khi người thuê ra về. Người thuê sẽ giữ những vật dụng họ thuê như bàn ghế, đèn quạt tắt hết sau khi học xong. Mới thuê nhà ngày thứ hai họ đã đòi ngay tiền nhà, tôi gởi ngay dù lúc đó chưa thu tiền của trò. Bởi tôi thích gởi tiền đầu tháng, tuần thứ 2, không thích để cuối tháng mới trả tiền. Và tôi cũng chưa bao giờ để chủ nhà phải nhắc khéo tiền nhà, nên chuyện này cũng ok không có là vấn đề.
Họ chửi bới khi không có chúng tôi, chửi ở ca chẵn và hăm dọa đuổi không cho chúng tôi thuê ở đó. Chúng tôi, bản thân tôi vô tư chuyện này, bởi thấy mình không hợp với cách xử của họ, tìm nơi khác là an toàn nhất. Và tôi đã chọn được nơi ưng ý về chỗ và chủ nhà, còn ngày thì vẫn không ưng ý - ngày lẻ. Nơi này bàn ghế phù hợp với các nhí của tôi, vệ sinh sạch sẽ (gạch bông sáng, nhà có sân có hàng rào, phòng riêng biệt diện tích nhỏ gọn sẽ đỡ mất sức nói, lại trong hẻm nhỏ xa trường) chủ nhà là một bà bác độ 60 vợ ông thầy giáo, lại sẵn sàng giữ trẻ giúp khi bố mẹ chúng chưa đón kịp đúng giờ (cho chúng ở trong nhà khóa cổng khi phụ huynh đến đón mới cho ra)
Bàn ghế và vệ sinh là 2 thứ tôi quan tâm, lại được cả chủ nhà thì còn gì bằng.
Bà bác còn nói với người con gái khi tôi hỏi thuê chỗ rằng:
- Con ơi, vậy là mẹ có được 3 cô rồi.
Về hưu có thêm đồng ra đồng vào từ cho thuê nhà cũng là một niềm vui của tuổi già, đỡ phải nhờ vả vào con cái. Tôi hiểu như thế nên an lòng, sẽ dọn qua chỗ này thật sớm.

Khoảng cuối giờ chiều, 4 giờ, trời đổ mưa thật to, mưa như hôm trước, tôi đang lót tót chuẩn bị dắt trò đi đường vòng ra chỗ dạy thì không kịp với Ông Trời, đành giữ trò lại trường, đợi ngớt mưa mới dắt qua; tránh tình trạng bản thân mình bị ướt mèm. Độ khoảng 5:30 kêu trò dẹp sách vở và tôi mới dắt trò qua chỗ dạy thêm. Qua đó tôi mới hay lúc nãy trời mưa to, trò của 2 lớp kia qua học chủ nhà không mở cửa cho đám trẻ, chúng phải đứng ngoài mưa và chạy qua báo cho gv hay. GV gọi phone đến 5 lần họ mới bắt máy, họ tắt phone của người gọi, và mới chịu mở cửa cho đám trẻ vào.
Thật quá tệ, không thể nào chấp nhận được. Đúng giờ mình cho thuê thì dù gì đi nữa cũng phải mở cửa cho trẻ, đàng này thấy trời mưa to gió lớn mà đang tâm để trẻ đứng ngoài mưa, mình trong nhà vô tư nhìn ra.
T và tôi dọn đi, còn T' thì suy nghĩ có lẽ chuyển qua ngày chẵn cũng ở nơi này, vì cN cũng đã mướn chỗ bên kia ngày chẵn và dọn vào đầu tháng sau. Tôi không thể chấp nhận kiểu đối đãi như thế nên sẽ bỏ của chạy lấy người, vì tôi đã trả tiền nhà cho họ. Tôi rất mong họ lên tiếng không cho thuê để tôi đòi lại nửa tiền, nhưng tôi đoán biết chắc họ ăn vào rồi sẽ không nhả ra, mà là đợi đến cuối tháng sẽ nói không cho thuê, sẽ làm cho người thuê trở tay không kịp.
Những loại người này tôi thấy và gặp nhiều rồi nên trách xa họ là tốt nhất.
Dân trí thức có tiền chơi tệ hơn dân lao động nhiều. Chủ nhà cũng là gv dạy ở trường bên cạnh.

Tôi an tâm khi đã thuê được chỗ khác ưng ý hơn. Sẽ dạy luôn ngày cuối tuần để kèm chắc cho đám trẻ của cH.

Dạy xong về nhà tôi mệt phờ người. Mưa tầm tã từ 4 giờ đến tối.
Ngày bình an.

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Lẩn quẩn: 13 tháng 9



Sáng nay quả là tôi không làm chủ được tính nóng của mình.
Cổng trường khóa cửa trước 5 phút mới 7 giờ, cũng may hôm nay làm siêng mặc áo dài từ nhà đi. Bực mình cái đồng hồ của trường, toàn chạy trước đồng hồ ti vi, mà mọi người ai cũng theo đồng hồ tivi. Nói bảo vệ để đồng đúng giờ đừng chạy nhanh như ... ma nữa, nhưng họ cứ như điếc.

Lên lớp, phụ huynh của thằng bé 8 tuổi vào gặp HT và HT muốn tôi muốn giải trình tình hình thằng bé để HT hiểu vấn đề. Tôi tranh thủ giảng bài và cho trò làm rồi mới đi xuống văn phòng. Từ ngoài cổng trường, tôi nghe rõ mồn một tiếng 2 thằng bé quậy của lớp, lớp tôi nằm ở cuối trường. Tiếng la hét của chúng rất to và bài vở thì không làm, về lại lớp tôi phạt cho 2 cậu bé mấy cái bánh tét vào mông và phạt giờ chơi không được chơi.

Đọc bài kiểm tra học bài nhà, thằng bé Duy chỉ viết được 8 chữ trong 25 chữ tôi đã đọc. Khi nộp bài thi nó khóc vì chưa viết xong. Tôi đã dặn viết không kịp thì la lên để cô đọc lại cho viết, nhưng nó cứ ngồi yên đó loay hoay viết viết xóa xóa, tôi cứ tưởng viết kịp. Kêu lên để đọc cho viết thì nó cứ lừng khừng, bực mình quá phết cho 2 bánh tét vào vai. Đọc cho nó viết, chỉ chỗ cho viết, nó cứ xóa đi viết lại liên tục, chữ thiếu dấu thì nó xóa luôn cả chữ và lại viết lại y như thế. Gần 20 phút tôi mới đọc xong 25 chữ cho thằng bé.
Gần cuối giờ, nhìn mặt thằng bé thấy có vết trầy, không hiểu do đâu, không biết ở nhà nó đã bị chưa hay hồi sáng tôi vô ý làm trầy da nó mà không biết. Tôi nhớ lúc phạt nó là vào vai. Có lẽ đã bị sượt qua khi thằng bé đưa cái mặt qua tay tôi chăng ???

Nghĩ thấy hối hận ghê luôn. Đối với những đứa bé khờ ệch này phải kiên nhẫn nhiều lắm đây.

Lớp học có 2 đứa khờ ệch dù thật to xác, gọi đến tên mình mà cứ y như cục gạch; còn lại thì phá trời thần luôn.

Chiều nay không có giờ nên tôi không thể gặp phụ huynh thằng bé về vết trầy trên mặt bé. Mai sẽ gặp. Chẳng phải con cháu mình mà tôi đã thấy sót xa khi thấy mặt bé bị trầy ...

Ngày không thấy bình an...

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Lẩn quẩn: "Hên" - "Xui"

Chủ nhật 12 tháng 8

Sáng nay kế hoạch đi CH không thực hiện được, bởi: Ngay từ sớm tinh mơ, thường ngày 5:30 đã thấy Mặt Trời hơi hé mắt, nhưng sáng nay đến gần 6:30 trời vẫn tối om om, cứ y như 5 giờ sáng. Lễ ra nhìn bầu trời mà cứ ngỡ mình nhầm, gió mát mang hơi nước, e ngại trời mưa. Mưa thật, đội mưa đi mua thức ăn sáng. Chạy xe phải mở đèn pha không thì xe đối diện chạy nhanh dám quẹt mình lắm nếu họ qua đường chớp nhoáng, không thấy xe đối diện.
Chỉ có 2 ngày cuối tuần thư thái thưởng thức món mình thấy thèm.

Ngẫm nghĩ PA mấy tuần nay qua lời giảng của Cha già "Hên" - "Xui" và sự ra đi của Công, một thanh niên cùng tuổi.
Ở tuổi 39, mang căn bệnh thế kỷ do tuổi trẻ non dại - ngông cuồng đua đòi rồi nghiện ngập, ...
Cả gia đình đạo Phật, nhưng rồi con cái lấy chồng lấy vợ Công giáo và vào đạo. Rồi cha mẹ cũng xin vào đạo. Ông bố người cùng quê với Bố. Và, cách nay 5 tháng, giai đoạn cuối nằm viện với não phù. Công xin vô đạo. Công được Cha chuyên giúp người bệnh nan y ở bệnh viện đó ban phép Rửa tội, Xưng tội, Rước lễ và Thêm sức cùng phép Sức dầu Thánh bệnh nhân. Khoe khỏe được về nhà, sáng sớm chủ nhật nào cũng lót tót theo cháu đi lễ ở TM, ngồi cuối nhà thờ không lên rước lễ, có lẽ vì Công mặc cảm mình ... Từ ngày bệnh không còn làm người ta ghét or tránh.
Sáng sớm nay, Công về nhà Chúa lúc gần 2 giờ sáng, đi nhẹ nhàng không vật vã đau đớn, dù mấy ngày nay đã yếu nhiều và cần thuốc giảm đau để ngủ được, không quậy phá, la lối văng tục như lúc xưa.

Sáng nay bài PA với 3 dụ ngôn: Con chiên lạc, Đồng bạc bị mất và Người con hoang đàng. Cha già tuy còn mệt nhưng bài giảng của Cha tuyệt vời. Với những mẩu chuyện minh chứng nho nhỏ về người nữ y tá của Hàn Quốc bị I. bắt, được trả về đầu tiên sau khi đã được thương lượng từ 2 chính phủ, nhưng cô xin cha mẹ được ở lại cùng đồng đội chia sẻ đến khi mọi người được trả về hết. Đến thác nước hùng vĩ bậc nhất của nước Mỹ giáp ranh với Canada, nước đâu mà chảy suốt ngày và suốt bao nhiêu năm trường qua, cả đến triệu năm ắt có. Tình yêu của Thiên Chúa còn hơn thế nữa. Và cuối cùng câu chuyện về những ngày Cha đi thăm viếng Đức Mẹ của người phong cùi ở Komtum. Mẹ không có đôi bàn tay. Linh mục ở đó trước kia đã cho đúc bàn tay khác gắn lên tượng nhưng tự động rơi xuống. Lúc tượng Mẹ được đào từ lòng đất nơi đó lên đã không có tay. Tương truyền bàn tay Mẹ, Mẹ đã thay thế cho những người bệnh phong không còn tay. Những lời tâm tình, những giòng nước mắt của người dân tộc sống sâu trong núi lần đầu tiên được tham dự Thánh lễ trong đời mình, do Cha già dâng khi ngài đến viếng Mẹ. Mẹ đứng chơ vơ giữa rừng cao su hoang phế không một mái tranh nhà. Dưới chân Mẹ từng đống tấm bia Tạ ơn Mẹ.
Cha nhắc nhở hãy lo phần linh hồn của mình trước tiên và cầu nguyện cho tất cả các anh em xung quanh.

Tôi nghĩ và thấy ganh tị :-), Công "hên" ra đi thật an bình, nhẹ nhàng. Người công giáo gọi là Ơn Chết Lành.
Xin thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Antôn.
Xin Thiên Chúa tha xóa mọi lỗi lầm Công đã phạm khi còn nơi dương thế và sớm đưa Công về hưởng nhan Chúa như Chúa đã đưa Công về với Chúa trong những ngày cuối đời bệnh tật.
Amen.

Gia đình nghèo, nên tiền lo liệu an táng phải chạy mượn trước, mai mốt người anh trai gởi về bù lại. Anh mới xuất ngoại theo diện đoàn tụ, mẹ vợ bảo lãnh.


Sáng nay làm siêng thu gom tất cả về blog. Hihi từ ngày đi làm, chẳng còn thời gian lẩn quẩn bán than.

Sáng nay Bà Giáo già phone xin hình. Nhưng bận quá tôi chẳng có nhớ, đưa thẻ đi rửa cho bà tấm hình. Phải ráng nhớ thôi. Giọng bà ngọt như mật:
- Tôi thấy cô T là tôi thấy thật hạnh phúc. Cô mang lại cho tôi thật nhiều niềm vui. Cô có rảnh nhớ thăm tôi nhé.
Ngọt mật chít ruồi á (hihi) Cảm ơn tấm lòng của bà Giáo già.

Ngày bình an.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Nợ!


Không biết người ta sao chứ tôi thì rất sợ, sợ mắc / mang nợ.
Có những món nợ trả được bằng tiền, có cái không thể dùng tiền để trả thay. Có món làm ta trở thành kẻ ... hèn...
Anh biết một ngày trong những ngày cuối tháng 8 tôi đã bị mất ngủ vì lo kinh tế, nếu không có thêm thu nhập thì ắt tôi phải cắt xén mọi thứ, không thể rủng rỉnh chia sẻ đây kia, phải để dành cho bản thân tí chút. Anh muốn giúp tôi không phải lo vật chất, bằng cách hàng tháng ... chỉ cần tôi siêng năng cầu nguyện. Từ chối ngay tức khắc. Chớ dại mà đeo gông vào cổ mình.
Nói lo thì lo thật đó, bởi bản tính lo xa mà. Nhưng đâu có đến nỗi chết đói đâu mà lo quá lo nè.

Tại đang nói chuyện kinh tế, nói con người bị cuốn theo dòng xoay cuộc đời, lao vào kiếm tiền quên tất cả gia đình, tình thân, tình người, v.v.v.v. với bài PA của Chúa; ai cũng nói còn trẻ lo kiếm tiền làm giàu, đang có nhiều cơ hội kiếm tiền sao lại bỏ qua. Đến khi già thì rồi sẽ nghĩ đến Chúa, đến người xung quanh, sẽ đi nhà thờ, sẽ tham gia thiện nguyện cũng chưa muộn... Và rồi Cha già nói: Người thời nay dùng từ "hên", "xui". Nếu đang mạnh khỏe lo kiếm tiền mà bị Chúa "khều" về thì coi như mình "xui". Còn nếu đến già Chúa mới "khều" như quy luật sinh - lão - bệnh - tử thì "hên" bởi đã có một khoảng thời gian nghĩ đến Chúa....
Tôi kể chuyện 1 ngày trong tháng đã bị mất ngủ vì mê ... tiền.

Siêng năng kinh sách cầu nguyện thì ... có, bởi lây từ anh. (hihi) Nhưng cái trí lãng đãng nên cầu những gì mình cần, kinh sách lễ lạy là đối phó, sợ bị sa hỏa ngục.
Anh ở xứ tự do 30 năm, hơn 10 năm quay về với Chúa, giữ lề luật Chúa, siêng năng cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, chầu Chúa mỗi 3 tối cuối tuần, đi lễ thứ 7 thay cho chủ nhật, siêng năng xưng tội lãnh bí tích Hòa giải, làm việc bác ái chia sẻ tiền bạc với nơi cần, tham gia xuống đường cầu nguyện ở trung tâm phá thai nơi anh sống để kêu gọi đừng phá thai, mỗi mùa Phục Sinh đến, .... Anh đi lễ chăm chú sốt sắng, không quay ngang ngó ngược, không nói chuyện, .v.v. Tôi đi lễ với anh thấy lòng an vui. :-)
Một người "bạn" như thế, ảnh hưởng là tốt. Hihihi

Lẩn quẩn: Tổng kết tuần (6-12 tháng 9)



Chủ nhật tuần rồi đã nói cùng anh những gì muốn nói từ mấy tháng trước. Tôi đánh tiếng rồi có cử chỉ không nhận điện mấy lần qua mấy tuần liền (để chế độ rung và ở dưới nhà không biết) ... nhưng anh không biết, sợ cell fone của tôi bị sao đó hay tôi không khỏe. Tôi thấy mình làm thế, không nhận phone, là không phải cách cư xử của người trưởng thành. Cách này đám thanh niên tân tiến thời nay dùng để cắt đứt ngay 1 tình bạn, tình yêu, or tình gì đó or một mối quan hệ nào đó mà nó không muốn duy trì nữa.
Tôi đã nói với anh rằng tôi không muốn nhận phone của anh. Bạn vẫn sẽ luôn là bạn trong tâm khảm của tôi. Tôi vẫn luôn nhớ anh, vẫn luôn cầu nguyện nhưng tôi không mưu cầu mưa lâu thấm đất, không hão huyền với những gì đã nói.
Lòng tôi bình an khi đã nói ra và đương nhiên buồn nhiều chứ. Nhưng, cái buồn đó lẽ thường tình thôi. Mấy ai được toại nguyện với điều mình mong ước chứ.

Dạy thêm kiếm thêm thu nhập. Người giáo chức sống nhờ đồng lương dạy thêm là chính. Bởi lương hướng sau 16 năm với tổng lương 135% mà chỉ trọn vẹn 3 triệu đồng chưa trừ này kia khoảng 10%; nếu ở nhà thuê rồi các chi phí khác, còn con cái ...v.v.v thì lấy gì mà đủ chi tiêu, tằn tiện lắm thì cũng phải gối đầu mà thôi. Tôi thì không phải lo tiền nhà bởi ở nhà của Cha Mẹ, chi phí phụ chung nhưng lắm cái lo riêng nên cũng phải tằn tiện lắm. Mua sắm quần áo giày dép và mĩ phẩm hạn chế, còn nhà hàng, ăn chơi, tiêu khiển không. ... (bán than rồi)
Dạy thêm với trò đầu cấp biết chắc rất ít, vả lại từ nào đến giờ số tôi học trò học thêm rất ít, lèo tèo vài em; nên năm nay tôi nhờ chị H chiêu sinh giúp tôi mấy bé của lớp chị để tôi có thêm chút ít, vì chị không dạy thêm. Thế là ngày đầu tôi có được 11 em tổng cả 2 lớp. Thế cũng đủ rồi. Với tôi đơn giản thế, không cầu nhiều, không buồn vì quá ít so với bạn bè đồng nghiệp. Đơn giản thêm 1 em được thêm một chút, ngồi không ai mang tiền đến cho???
Ngày hôm sau 1 em vô lớp nói :
-Ba con không cho học thêm nữa.
Tôi ok, lấy lại sách vở đã cho em, để sách vở đó cho em khác. Bởi tôi không ép - không cưỡng cầu, ai có nhu cầu thì đến, còn không thì cứ bình tâm. Nhưng tôi không thích cái cách đối xử của gia đình này: Nói dối đợi cô lâu quá nên nhờ cô BM nói lại giúp. Trong khi sáng hôm đó tôi đến trường sớm 20 - 25 phút. Chưa "qua cầu" mà đã xử như thế rồi, bótay.com luôn!
Ngày học thứ 2 của tuần, giảm 2 tăng 2 và 2 xin tuần sau học. Như vậy ngót được 13 em. Ok rồi. Tôi đã nói với chị H 3 em lớp chị và cu T lớp cũ của tôi, như thế đã đủ, tôi sẽ kèm kĩ 4 nhóc này. Bởi cả 4 đứa có liên hệ cứ y như duyên vậy. Cu T là trò cũ từ năm ngoái của tôi, theo tôi suốt đến giờ. Zon theo tôi từ 5 tuổi đến giờ. AM là con của bạn học cấp 3. Và Kh là em của học trò cũ của tôi cách nay 7 năm.
Nói đến cu AM tôi cười quá chừng, mẹ cu cậu với tôi ngày xưa học chung lớp 11 và 12, ấy thế mà chẳng nhớ, thấy ngờ ngợ quen... hình như học chung.
Ngày còn học tôi bị đổi lớp liên tục. Cấp 1 đổi lớp 1 lần. Cấp 2 đổi 2 lần vì tách trường, vì được tuyển vào lớp chuyên Toán nhưng tôi xin ra, ghét học lớp chuyên, thích học lớp thường. Cấp 3 đổi 1 lần cũng vì tách trường. Nên hỏi tôi nhớ bạn không? Tôi thật bó tay. Với lại ngày đi học tôi ít chơi, học xong lo về kiếm tiền... Ngày đi học tôi không nghĩ mình học hết cấp 3 và ra đi dạy, tôi nghĩ đi làm kiếm tiền vì đời sống khó khăn quá. Nhưng tôi qua từng lớp dễ ẹc, điểm thi cuối cấp 2 qua cấp 3 dư đến mấy điểm - dư sức vào NTH nhưng tôi lại không đăng kí, để tùy tuyến. Điểm tốt nghiệp cũng cao hơn 30 dù chẳng được cộng 1 điểm nào. Hihi cả 10 mấy năm học tôi chẳng được năm nào là học sinh giỏi. Cấp 1 thì tôi hơi ẹ hồi năm lớp 3..

Việc kiếm thêm coi như ổn, bao nhiêu đó cũng dư rồi với sự ... của tôi.

Tôi đau đầu vì học trò năm nay của tôi. 1 bé 8 tuổi, đã học gần hết lớp 2 ở trường dân lập quốc tế Việt Úc nhưng bỏ hồ sơ vì không tiền đóng học, xin vô trường công học lại lớp 1. Vô lớp thằng bé chỉ phá và cãi. Cũng thông cảm bởi nó đã học qua và biết hết rồi nên không có hứng học. Nhưng nó cãi như cái máy, phá trong bất cứ lúc nào; nó làm tôi rất mệt mỏi và bị nhức đầu. Tôi nói gia đình mang giấy tờ học lớp 1 của cu cậu xem. Nó không có học bạ nhưng có giấy chứng nhận và bảng điểm học hết lớp 1 và nửa lớp 2. Hình như ở trường quốc tế đa số không có học bạ như trường nhà nước, bản điểm và bằng chứng nhận. Tôi nói gia đình lên liên hệ với hiệu trưởng trường xin vô lớp 2 học cho phù hợp với trình độ, đỡ mất 1 năm. Tôi cũng đã trình bày với hiệu trưởng. HT nói tự gia đình xin vô lớp 1 chứ mình đâu có biết, gia đình phải lên gặp để HT tìm cách giải quyết. Tôi cầu mong thằng bé được vô lớp 2, để nó không thấy chán phèo và siêng học.
Tôi đau đầu vì trò tôi năm nay nhiều em học tệ quá, trí chậm, gia đình lại chẳng để ý, đến gần 10 /36 em. Cũng may năm nay không có em nào chưa qua mẫu giáo, dù là trường công. Nhưng các em thua các em năm ngoái của tôi nhiều.
Tôi mời phụ huynh từng em lên gặp để trao đổi, vì mới học có 1 tháng, gia đình bỏ công ra kèm sát sao các em thì chẳng mấy chốc các em cũng theo bằng bạn. Nhưng gia đình nào cũng nói bận đi làm trăm sự nhờ cô. Chỉ được 2 gia đình nghĩ đến con và chăm con học.
Tôi nói thẳng: con cái ở nhà với cha mẹ là chính, cha mẹ kèm con cái mau tiến bộ hơn. Ở trường cô giáo kèm nhưng về nhà chẳng ai kèm thì hôm sau vẫn như không, con cái thiệt thì cha mẹ ráng chịu, gánh lấy.
Chẳng lẽ tôi nói mấy người sinh con ra song 100 sự nhờ thiên hạ để mình lo kiếm tiền huh ??? Thật là vô trách nhiệm quá chừng đi.
Mười mấy năm gặp hoài cảnh phụ huynh buông con thấy lớp 1 dễ chẳng buồn quan tâm, lo làm ăn bán cái cho nhà trường, đến khi con học không theo kịp chương trình lớp mới lúc đó mới sốt vó lên thì ... con đi học với tâm trạng sợ hãi vì phải chạy theo bạn, không theo kịp những gì gv yêu cầu. Bởi lớp 1 dễ thật đó nhưng nếu buông, đứa trẻ cũng sẽ lên lớp được nhưng kiến thức Tiếng Việt, âm - vần - tiếng hổng tùm lum, đọc không thông thì làm sao mà viết thạo được. Còn Toán thì cứ đưa ngón tay cả ngón chân ra đếm để làm cộng / trừ thì làm sao mà theo kịp bạn ở lớp mới. Toán có lời văn cứ chờ xem kết cục bạn hay gv đáp cộng hay trừ rồi mới làm bài thì ... thua chắc. Học giống như đối phó dù mới lớp đầu tiên trong đời.
Tôi cố hết sức mình với tâm: trò cũng như con cháu của mình. Nhưng gia đình buông thì tôi cũng đành ... thương cho trò.


Bạn bè: Thúy than buồn và khổ vì thuê 1 căn phòng nhỏ xíu không có toilet giá 300, mỗi lần tắm rửa phải về nhà ba mẹ tắm vệ sinh.
Chẳng biết nói sao, Thúy chọn như thế mà, định cư ở Mỹ cùng ba mẹ với tuổi đời đã qua 39 không nghề nghiệp, tiếng tăm 1 chữ không. Giá mà Thúy chấp nhận với ... thì giờ gia đình thật yên ổn và cũng định cư ở 1 nước không phải VN mà là Anh quốc. Không chịu ở VN cũng ok đi, dù H và C rất thương T, bạn học. C đã lấy vợ sau vài năm T từ chối, còn H giờ cũng đã có người yêu. Có lẽ cái chữ Duyên nó chưa tới với T nên... T phải ráng cực vài năm, rồi sẽ quen và vui.
Tôi không thích cái tính khách sáo của bạn. Chơi với nhau trên 20 năm ấy thế mà vẫn cứ mãi khách sáo, dưng thấy xa lạ chi đâu. Cứ như tôi với N và H, mày tao suốt đến thành tật và chia sẻ khi vui cũng như lúc buồn phiền.


Còn N thì cứ hỏi H bán được nhà của nó chưa. Hihi tôi cứ đốc H cứ từ từ, được giá hẵng bán. Nhà cửa đất đai trong thời buổi này khó khăn. Mà có ai trả được đến cái giá N muốn đâu nè.

À, hôm nay ngày 911 của nước Mỹ. Thêm kinh cầu cho các linh hồn trong vụ bị tấn công đó. Xin Thiên Chúa tha xóa mọi lỗi lầm và sớm đưa các linh hồn về Thiên Quốc.
Amen.

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010


Phàm làm việc gì, trước hãy nghĩ kỹ đến hậu quả của nó!

Mọi ngày như một ngày, và một ngày như mọi ngày .... Nó ưng câu trên và đưa về đây nhắc nhở mình....

Chị H để lại câu này khi trao phòng cho nó, khi nó phải dọn sang phòng khác, nó lấy búa tháo và rinh câu này về nơi nó làm việc....

Hôm qua đã Khai giảng năm học mới dù không phải mùng 5 tháng 9 như hàng năm. Bởi năm nay 5/9 rơi vào ngày chủ nhật, có trường mần lễ Khai giảng vào ngày thứ sáu 3/9, có trường mần ngày thứ hai 6/9.
Tiếng trống trường người hiệu trưởng wánh không hay như người hiệu trưởng cũ, chị wánh nghe mê man luônnn.

Quyện với tiếng trống là những tiếng trầm trồ của trẻ "Bong bóng! Ồ! Woa! ..." khi những trái, chùm bong bóng được thả lên bầu trời, tiếng đám trẻ ồ lên làm thấy vui vui với cái hồn nhiên của trẻ thơ.


Theo tình hình nó có nhiều thời gian rảnh để đi lễ hơn năm trước, vì không thuê được chỗ để dạy kèm vào các ngày chẵn. Ít tiền đi cũng không đến nỗi, sẽ không có chút để dành hàng tháng phòng cho những ngày tháng sau này, chứ nó không có nhu cầu xài lớn ...
Nói cho oai, để dành ... hihi hàng tháng chỉ để dành được vài trăm, năm rồi chẳng để dành, bi nhiêu cần là móc túi ra cho... ấy thế mà cuối cùng cũng để dành được một ít, nhờ thế 2 tháng hè vừa rồi có tiền chữa bệnh và lang thang (hihi) Người tính hông bằng Trời tính mà.