Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008

Con không có lời ru.....

Gởi bởi Vi_Hoang
http://www.taongo.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=4460&#72586


Trong chuyến đi cao nguyên vừa qua, VH có ghé Pleiku và có nghe người ta nói đến một nghĩa trang của những em bé bất hãnh bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc còn trong bụng mẹ. Thật là đau lòng khi VH nghĩ đến các con của mình, nghĩ mình thương con biết bao nhiêu mà sao có những bậc cha mẹ có thể bỏ rơi con từ lúc chưa lọt lòng, và ngay cả sau khi sanh ra cũng đem vứt bỏ.Sau đó VH đọc được bài báo nầy, nay đem vào đây san sẻ với các bạn:


Con không có lời ru……….

Phóng sự của Bảo Thiên, Báo Thanh Niên số 315, Thứ Hai 10-11-2008





Nhìn hơn 1 vạn ngôi mộ nhỏ xíu nằm sát nhau lạnh lẽo dưới những tia nắng cuối ngày của phố núi,
tôi cứ ước ao giá như những bậc cha mẹ trước khi dứt bỏ con mình đều nghe được những lời ai oán của những sinh linh bé bỏng……

Hài nhi mang tên Trung Thu


Con đường dẫn vào nghĩa trang Đồng Nhi thành phố Pleiku, (Gia Lai) lổm chổm đá. Hai bên vệ đường những đống gạch các nằm ngổng ngang. Một người đàn ông trạc 50 tuổi, cao lớn, đầu trần khoanh tay trước ngực mắt hướng về nghĩa trang Đồng Nhi với vẻ mặt đăm chiêu. Bên cạnh là một thanh niên da đen sạm và một bà già hom hem. Đó là Linh mục Nguyễn văn Đông ở nhà thờ Đức An, thành phố Pleiku, người khai sinh ra nghĩa trang Đồng Nhi, người thanh niên tên Phụng làm thợ xây chuyên đi lượm những hài nhi bị cha mẹ vứt bỏ, bà Lê thị Tâm người hương khói cho những sinh linh trẻ vô danh. Bóng ba con người chụm vào nhau chập chờn nhảy múa dưới cái nắng hiu hắt của núi rừng Tây Nguyên. Họ đang bàn tính việc tu sửa và vệ sinh những ngôi mộ để kỷ niệm nghĩa trang tròn 4 tuổi.


Đúng ra nghĩa trang nầy được hình thành năm 1992 nhưng nó thực sự gây xúc động từ khi xuất hiện một hài nhi có tên là Trung Thu. Anh Phụng kể rằng: Trung Thu năm 2004 người ta mang về nơi linh mục Đông một bọc ny-long khá lớn mở ra thì thấy một bào thai, em bé đã đầy đủ hình hài. Vì linh mục nhẹ nhàng dùng tay đở em ra đặt trên một tờ báo. Thật bất ngờ hài nhi đưa tay bấu chặc lấy ngón tay của linh mục, động tác đầu tiên và cuối cùng của em trên cõi đời nầy. Sau đó linh mục đưa em về nghĩa trang Đồng Nhi, nơi an nghĩ của hàng ngàn hài nhi có hoàn cảnh tương tự mà ông đã chôn cất. Linh mục đặt tên cho em là Trung Thu. Một người chứng kiến cảnh tượng đó đã thay em viết những lời kêu than:
Con không có lời ru. Đưa con vào cuột đời . Để con được làm người. Xin thắp lên cho con . một ngọn nến. Một nén nhang.”

Rồi thống thiết van xin :
"Nơi mộ vắng nghĩa địa buồn. Xin hãy thương con, đừng bỏ con. Con tội tình gì? Mẹ ơi! Cha ơi!”


Những người cứu rỗi Khi đã hướng dẫn công việc cho người thợ xây, Linh mục Đông trở về nhà thờ. Anh Phụng dẫn chúng tôi vào nơi thờ chung của những sinh linh xấu số. Bàn thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút và đầy hoa tươi. Trên bàn thờ được khắc dòng chữ rất lớn:
"Chúng con tha thứ cho cha mẹ”.
Bên phải bàn thờ là những lời viết cho bé Trung Thu, bên trái là bài thơ của một người đến viếng nghĩa trang vào ngày Quốc tế thiếu nhi, trong đó có đoạn:

"Con ra đời, dù không hoan hỉ. Bỏ con nơi bố thí, viện tế bần. Dù cùng cực, sống khốn khổ, bần dân. Con muốn sống muôn ngàn lần hơn chết”.
Hai bên hàng rào của bàn thờ là dãy hoa Huynh đệ vàng rực và phía trên cũng là hai cây Xương rồng lớn , trên lá than chi chít chử. Anh Phụng bảo đó là những lời day dứt của những người mẹ lỡ bỏ con, là lời cầu xin tha thứ , lời cầu cho được bình yên của khách viếng nghĩa trang.





Theo chỉ dẫn của anh Phụng tôi đi một vòng quanh nghĩa trang. Hơn một vạn ngôi mộ hài nhi vô danh nằm san sát nhau. Có những ngôi mộ được xây chắc chắn, quét sơn sáng sủa, nhưng cũng có những ngôi mộ chỉ là nấm đất đơn sơ lạnh lẽo. Anh Phụng giải thích rằng những mộ được xây là có người thân nhưng con số nầy rất ít ỏi còn lại là của các nhà hảo tâm cho tiền xây cất. Anh chỉ cho chúng tôi xem hai ngôi mộ nhỏ mà anh vừa mời chôn hôm qua. Anh kể sáng sớm ra nghĩa trang làm việc như thường lệ, anh thấy hai bọc ny-long màu đen vướng lủng lẵng trên đọt cậy xương rồng bên vệ đường. Quá quen thuộc với những cảnh tượng như thế, anh biết ngay đó là những hài nhi xấu số bị vứt bỏ đêm qua. Anh nhẹ nhàng gở xuống dùng rượu rửa những vùng thân thể còn sót lại rồi đi mua quan tài về khâm liệm và chôn cất hai bé. Hai nấm mộ nằm kề nhau nén nhang đêm qua chưa kịp cháy hết đã tàn dưới làn sương đêm lạnh lẽo của phố núi, cành hoa Cúc cắm vội trên hai nấm mộ cũng héo rũ. Gió thổi hiu hiu nấm tro dưới lớp cỏ xanh bay là là xung quanh nghĩa địa….khung cảnh nơi đây càng trở nên u tịchAnh Phụng kể lại 4 năm về trước có ngày anh lượm cả chục bào thai bị phá bỏ. Có lần anh mở bọc ny long ra và vô cùng hoảng hốt căm hận. Bên trong là một em bé tứ chi đã cứng cáp, anh bế lên ước chừng nặng 4,5 KG. Anh khóc gào lên một cách uất hận, nên nắm đấm xuống đất để kìm nén cơn xuất động, rồi gạt nước mắt lặng lẽ khâm liệm cho bé, vừa làm vừa thầm thì mong em hãy tha thứ cho cha mẹ…Hỏi anh Phụng một chút về bản thân, nhưng anh không tiết lộ chỉ nói ở đây có nhiều người làm việc nầy lắm. Trước anh có ông Sáu, bây giờ có bà Tâm và nhiều người nữa mà anh chưa biết đến. Nghe nhắc đến tên mình bà Tâm đang ngồi nhổ cỏ trước một ngôi mộ ngẩn đầu lên. Năm nay bà 71 tuổi nhưng bảo là chân còn khỏe lắm tay, còn nhanh lắm. Hàng ngày không kể mưa hay nắng bà đi xe đạp, chở can nước ra nghĩa trang để làm việc. Những ngày nắng thì bà cọ rong rêu, nhổ cỏ trên mộ, quét lối đi vào nghĩa trang, lau bàn thờ lo hương khói và canh cho đàn dê không vào ăn hoa, phá mộ. Còn ngày mưa thì bà vào ngồi trò chuyện với mấy cháu cho ấm áp.


Lời ước từ phố Núi
Bà Tâm mới đến với nghĩa trang Đồng Nhi từ năm ngoái và từ đó đến nay bà bảo không đêm nào yên giấc được. Trải qua cuộc đời làm mẹ rồi giờ làm bà, bà Tâm đã ẳm trên tay hai thế hệ trẻ thơ, với bà đó là những thiên thần mà tạo hóa đã ban tặng. Giờ phải chứng kiến những em bé bị tước mất quyền làm người bà vô cùng xót xa. Thấy nghĩa địa trống vắng, các nấm mồ lạnh lão cô đơn, bà chạnh lòng và tự nguyện vào hương khói. Hàng ngày vào buổi sang trước khi làm việc bà đi khắp nghĩa địa tuần tự thắp hương một lượt và buổi chiều trước khi về bà thắp một lượt nữa.
Khuôn mặt nhăn nheo, miệng đã bắt đần móm mém nhưng những giọt nước mắt hiếm hoi vẫn lăn dài trên gò má bà Tâm khi chúng tôi hỏi về thân phận những hài nhi ở nghĩa trang. Bà bảo là không thể tưởng tượng nỗi đời mình lại phải chứng kiến những thảm họa thế nầy. Những buổi sáng ra nghĩa trang thấy anh Phụng hoặc ai đó đang lay loay đào huyệt là tim bà lại nhói lên. Bà cứ thắc mắc không hiểu tuổi trẻ bây giờ suy nghĩ như thế nào mà dễ dàng chối bỏ máu mủ của họ như thế. Bà biết sẽ có người ân hận. Bắng chứng là hằng ngày ở đây bà vẫn thấy nhiều cô gái trẻ tới viếng nghĩa trang. Họ khóc lã đi trươc một nấm mộ vô danh nào đó và khi có người bắt gặp thì vội nghoảnh mặt lẳng lặng lẻn đi.
Chiều tím sẩm, những tia nắng cuối cùng trên phố núi càng là không khí nghĩa trang Đồng Nhi hiu hắt buồn lạnh…Nhìn những ngôi mộ nhỏ bé sắp hàng san sát trong nghĩa trang tôi không khỏi rùng mình nghĩ đến nơi phố thị không ít cô gái đang vào các phòng kế hoạch hóa gia đình để nhẹ nhàng dứt bỏ mầm sống trong cơ thể, coi đó là một điều bình thường… Giá như một lần họ tới các nghĩa trang Đồng Nhi, như ở phố núi nầy biết đâu họ nghe thấu lời ai oán của những sinh linh bị tước đi quyền sống, và biết đâu qua đó tình trạng nạo phá thai mà lâu nay dư luận lên tiếng cảnh báo sẻ giảm đi…..

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

Một hoàn cảnh (TT ... )

Một hai ngày sau ngày chúng tôi ghé bệnh viện thăm và trao số tiền nhận được cho gia đình em Đức Phát, đang trong giờ dạy tôi nhận được phone của chì cháu Đức Phát, với giọng ghẹn ngào nức nở... Dì cháu và gia đình đang rất hoang mang lo lắng cho tình hình sức khoẻ của cháu. Bởi bác sĩ yêu cầu phải mổ gấp cho cháu, đặt ống thở trực tiếp vào phế quản của cháu. Nghĩa là từ nay cháu không thể thở bằng mũi, gia đình không biết sẽ như thế nào cho cháu ....
Tôi động viên tinh thần gia đình cháu bằng một dẫn chứng cụ thể : Trong trường hiện cũng đang có một em học sinh hiện đang học khoảng lớp 4 hay 5 gì đó, cháu cũng bị bị mổ như cháu Phát và không thở bằng mũi, cháu vẫn khoẻ mạnh học hành tốt, chỉ có điều tiếng thở của cháu nghe rất to. Gia đình an tâm đừng lo lắng quá...

Điều này là thực sự tôi đã thấy một cậu bé học trò lớp 1 ở lớp cô bạn đồng nghiệp cách nay mấy năm.

Và khoảng một tuần sau, một cặp vợ chồng có dáng nhỏ con, khuôn mặt gầy gầy đến trước cửa lớp học của tôi, theo sau đôi vợ chồng này là chị Hiền, cô giáo chủ nhiệm của cháu Đức Phát. Hôm nay tôi mới được hân hạnh biết ba mẹ cháu Đức Phát.

Anh chị đến trường cảm ơn các thầy cô, các em học sinh đã giúp đỡ gia đình trong lúc hoạn nạn. Qua tôi nhờ gởi đến cô Simtim cùng các cô chú bạn của cô ST lời cảm ơn .... qua lá thư...

Chi tiết




Khoảng 2 tuần sau tôi hỏi thăm tin tức của cháu Phát qua dì của cháu thì được biết: Tuy bác sĩ chưa muốn cho cháu xuất viện, còn muốn cháu nằm thêm 1, 2 tuần nhưng gia đình thấy phí tổn viện phí quá nhiều xoay sở chi trả khó... nên hỏi ý bác sĩ xin cho cháu về điều trị ngoại trú. Hiện hàng ngày gia đình đưa cháu vào bệnh viện để điều trị. Gia đình cho hay cháu khoẻ, cái gì cũng biết nhưng không nói được, gia đình rất lo sợ cháu bị câm...

Và chiều hôm thứ ba vừa rồi, ngày 24 tháng 11 gia đình cháu Đức Phát đưa cháu vào trường cảm ơn các thầy cô và bạn bè. Cháu Phát mạnh khoẻ, trên người (cổ) cháu vẫn còn cái ống thở, phải 6 tháng sau mới lấy ống này ra khỏi người cháu và lúc đó cháu sẽ nói lại bình thường. Gia đình cháu rất vui.

Rất tiếc chiều hôm thứ ba tôi lại không có tiết dạy, được nghỉ ở nhà nên không có duyên gặp cháu sau khi cháu tai qua nạn khỏi. Hôm sau tôi được chị Hiền kể lại cho hay.

Nhà trường đề nghị gia đình cháu Phát rút hồ sơ học bạ của cháu, vì năm nay chắc chắn cháu không thể tiếp tục theo học chương trình lớp ba như các bạn học, nếu để hồ sơ của cháu như thế cũng không tiện cho nhà trường và cháu. Nhà trường hứa năm sau gia đình nộp hồ sơ cho cháu học lớp ba, nhà trường sẽ nhận ngay cháu vào trường.

Sim Tím mến, trong lúc trao bì thư cho gia đình cháu Phát chị đã quên để lại phần tiền dành để mua bảo hiểm y tế và tai nạn cho cháu Phát như em nhờ chị. Nhưng chị đã dặn với chị Hiền làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế và tai nạn cho cháu, có thưa với Ban giám hiệu nhà trường đồng ý cho cháu vào danh sách học sinh mua bảo hiểm. Có phone nói chuyện với dì của cháu Phát, nên ngay hôm ba mẹ cháu vào trường cảm ơn, hai anh chị đã mang theo số tiền mua bảo hiểm ấy đóng lại cho cô giáo chủ nhiệm, chị Hiền. Hiện nay, cháu Phát vẫn có bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho đến hết tháng 9 năm 2009.

Chân thành cảm ơn SimTím và các bạn đã luôn sát cánh cùng chị.

Mến chúc em cùng các bạn nhiều niềm vui hạnh phúc.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Một hoàn cảnh (TT)

Bài cũ ở đây
http://thoem-saigon-hyvong.blogspot.com/2008/11/mt-hon-cnh.html


Ngày 4 tháng 10 được tin nhắn của bạn SimTím tôi ra ngân hàng nhận tiền do chị Nguyễn Ánh Nga gởi.


Ngày 5 tháng 10, kết hợp với chuyến trao Học Bổng đợt 1, chúng tôi ghé bệnh viện Chợ Rẫy thăm tình hình sức khoẻ của em Đức Phát và trao cho gia đình em số tiền 11,834,000đ.

Đến nay, thời điểm chúng tôi nghé thăm, em Phát đã tỉnh hơn, đã hiểu những gì cha mẹ em nói với em. Em đã biết tự trở mình để cho cha mẹ dì lau mình cho em. Đưa cuốn vở có chữ, chỉ vào chữ Toán hỏi em đây có phải chữ Toán không thì em gật đầu. Nhưng em vẫn trong tình trạng phải dùng bình oxy để trợ thở vì em không thể tự thở.

Khi chúng tôi đến là gia đình mới tập cho em tự thở, không dùng máy móc giúp đỡ, chỉ chừng nửa tiếng là em không chịu nổi. Gia đình em cùng bác sĩ vẫn kiên trì tập cho em. Bởi em đã dùng máy ôxy trợ thở khá lâu, nếu để lâu hơn nữa sẽ không tốt cho em.

Thay mặt bạn SimTím cùng các anh chị bạn của Sim Tím, chúng tôi trao cho dì của em Đức Phát toàn bộ số tiền cùng tấm giấy nhận tiền mà tôi nhận từ ngân hàng.

Vì tế nhị, phòng cấp cứu nên chúng tôi không tiện đưa máy hình lên hoài ....

Dì của cháu Đức Phát viết biên nhận vô cuốn sổ tay của tôi. Người bên trái dì Vân của cháu Phát là ... tôi, hìhì với nguyên tắc bất thành văn của nhóm chúng tôi khi chụp hình là "Địch ngoài sáng còn ta trong tối" nên chúng tôi hiếm khi nào xuất hiện trong hình ... :-)

Từ giã em Đức Phát, chúng tôi lại tiếp tục đội mưa đến các em học sinh nghèo được học bổng, trao các xuất học bổng cho các em theo danh sách.

Biên nhận

Thay mặt cháu Đức Phát và gia đình, chân thành cảm ơn bạn Simtím và các bạn đã thương giúp cho gia đình em Đức Phát một món tiền lớn trong lúc gia đình đang lúng túng về bệnh tình lẫn viện phí ...

Được - Mất ???


Ngày 28 tháng 11

Mấy hôm rồi nhiều việc quá, việc công, việc tư làm tôi muốn viết vài dòng bán than cũng chẳng có thời gian. Nay lại còn thêm cái việc... bá vơ,.... nó quẩn vào tôi... đọc rồi tôi cười và chỉ cảm nhận "Tức cười thiệt!"
Chị nói :"Chị là người dưng, xem qua bài thông báo đó chị đã muốn nổi đoá lên rồi mà em chỉ cười thôi sao?"
"Em chỉ thấy tức cười" "Ô, vậy là em tới rồi, còn chị mình là human being..."
"Thật tình em chỉ thấy tức cười, chẳng phải em là thần thánh gì gì cả, chỉ là... đơn giản em chỉ thấy thế!"
Chị sợ tôi bị sốc với cái thông báo đó nên đã tranh thủ gọi chia sẻ, an ủi tôi.
TE [:X][@};-] chị nhiều lắm [:)]

Tôi đâu có sợ bị mất chữ tín hay danh lợi từ công việc thiện nguyện bởi vì cái thông báo đó! Bởi tôi tâm niệm và sống đúng với điều ấy là: chỉ muốn góp một bàn tay nối dài bằng chính công sức và thời gian của mình, chẳng vì hư danh người chuyên làm thiện nguyện.

Được gì và mất gì qua bài thông báo đó???
*** Cái đứa Tôi bị "được" những điều sau :
-Có tiếng cố tình làm sai đường lối của "chủ nhà" là chỉ làm Học Bổng.Mà điều này cũng do lỗi của tôi đã nhân tiện viết ngay vào trong ấy làm cho hiểu nhầm ý. Những anh chị đã góp tay của chương trình Tết năm ngoái...Tôi phạm sai là cái... cẳng rồi.

-Là người có hành vi không quang minh đã bị "chủ nhà" bắt tận tay, day tận mặt..., và nay tuyên bố trước toàn thể bàn dân thiên hạ rằng thì là mà "Con nhỏ đó nay đã được chúng tôi chính thức chấm dứt.... hợp tác..." í ẹ, đấy là lời văn vẻ hoa mỹ làm màu, còn nếu dùng từ bình dân học vụ như ai thì đấy là sự chính thức tôi bị xa thải.Cái này làm tôi thật sự tức cười chứ chẳng bị sốc gì cả. Họ nói cứ y như là tôi là tay làm công cho họ, người làm của họ và nay xa thải. Từ đầu đến trước ngày bản thông báo đưa ra, họ đã có trả cho tôi đồng lương nào không??? Thiệt là thật tức cười!

-Khà khà, từ nay chữ tín trên... Net đã có vết đen.

Phải công nhận đúng là cao thủ, bắn một mũi tên chí tử vào cáo đứa tôi. Phục tài!

Còn mặt mất mát, tôi có bị mất gì không???
Chẳng mất gì cả! Bởi, danh lợi tiếng thơm ... vốn dĩ ngay từ khởi nguyên tôi đã không màng.Ồ, có mất chứ. Vâng, mất ở chỗ là... 8 bé học sinh có hoàn cảnh kia và gia đình sẽ trông ngóng vô vọng....Tôi lại thấy buồn đến phát cười vì giống như đứa trẻ thích thì chơi, không ưng thì bỏ ngang sương; ...

*** Bài thông báo ấy được mọi người biết đến quyền uy "ông chủ" của mình, từ nay sẽ chẳng ai còn dám có ý manh động muốn lung lay quyết định của "ông chủ".
Còn gì nữa nhỉ???
Được với mất hơi đâu mà sân si...

Cảm ơn các chị đã chia sẻ với tôi sau bài thông báo đó!

Cái Duyên với Bến chỉ đến đây.

Trong Kinh Thánh có câu :"Chẳng nơi nào có sự bình an thật sự bằng ở nơi Thiên Chúa!"

Lời Giao hoà và cầu nguyện cho nhau, cho người cố tình trát bùn lên tôi.

Chào nhé Bến

Ngày Bình An

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Một hoàn cảnh

Buồn!

Giờ cơm trưa ngày thứ năm 17.9.08, chị Hiền:
-T, em xin một xuất cho đứa bé học trò chị nha?
-Đứa bé đang bị tai nạn ấy hả chị ?
-Chị thấy trường hợp này rất đáng được giúp.
-Nhưng lại không đúng vô với chương trình Học Bổng.
-Thì em nói giống trường hợp con bé Mai Linh. Chị nghĩ được mà, chỉ là cách nói thôi.
A Khương:
-Ừ, bà T nói xin giúp đi, trường hợp này đáng thương quá!
-Không được đâu, cái nào ra cái đó chứ. Con bé Mai Linh nó thực đang ngồi học. Còn thằng bé kia đang nằm trong nhà thương. Em mà làm như thế lương tâm không an, đánh mất chữ tín, chẳng còn giúp được cho bé nào.
-Ừ, chị hiểu. Chị cứ nghĩ đưa vào được, mình làm vì thương hoàn cảnh đứa bé.
-Em cũng hiểu, nghe cũng đau lòng vô cùng, nhưng không có chương trình giúp... Hy vọng xin được giúp cho gia đình em và bản thân em đó...

Khi trả lời từ chối ngay với lời gợi ý của chị, tôi cũng áy náy lương tâm, mình quá thẳng, chẳng có tình người chút nào với một hoàn cảnh thật đáng thương như thế. Lòng lại thêm buồn mênh mang khi hôm qua nghe nhà trường phát động giáo viên và học sinh toàn trường quyên góp bằng tấm lòng, tùy hỷ giúp cho em đó và gia đình.

Bé trai Huỳnh Đức Phát 8 tuổi năm nay học lớp 3, lớp do cH phụ trách, cách nay 10 ngày, gia đình em dọn đến căn phòng mới thuê ở lầu 2. Em A ở trên phòng, tức trên lầu hai còn bố mẹ xuống đất tiếp tục chuyển hành lý (hình như là thế) thì em nhìn theo bố mẹ, chồm người nhìn xuống đất qua thành cầu thang, chẳng may em lao người xuống đất luôn. Kết quả sơ bộ ban đầu bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy cho hay em bị chấn thương não nặng, bị phù não, dập phổi, em vẫn hôn mê chưa tỉnh. Gia đình em cũng không khá. Em có đứa em gái 4 tuổi. Bố mẹ làm nghề làm khăn lạnh (khăn lạnh đóng vô bọc nhựa được sử dụng ở các quán ăn, nhà hàng)
Cầu xin Bề Trên chữa cho em.


Ngay sau khi bài trên được đưa lên diễn đàn Tao Ngộ và diễn đàn Bến Sông Mây, tôi nhận được PM của chị Thập Duyên ( tức anh chị Nguyễn Minh Châu - Hoàng Yến) và bạn SimTím muốn giúp đỡ cho em A, nhờ tôi tìm hiểu tình hình sức khoẻ của em.

Hi sis
Thỏ Em mới vừa đọc xong bài hồi ký của chị , xin cho fép em hỏi vài câu , please
1 _ Chương trình quyên góp bảo trợ giúp cho GD em A đã tiến hành chưa và sô tiền thu góp được bao nhiêu rồi ???
2 _ Nếu như em muốn trợ giúp thì liên lạc bằng cách nào ??? Rất mong thư hồi âm của chị . Nguyện cầu ơn Trên phù hộ cho em A sớm thoát qua cơn hiểm nghèo.


Hi sis

Thỏ Cám ơn sis đã hồi âm cho em rõ . Em rất tin tưởng nơi sis nên em muốn nhờ sis đem số tiền là 500 euros đến trao tận tay Ba Mẹ em bé A và nếu có thể thì lâu lâu cho em biết tình hình sức khoẻ em bé đó ra sao . Cám ơn sis nhiều .

Sis cho em xin địa chỉ sis đi nha ... em sẽ gởi tiền qua ngay .

Thương chúc sis và GD luôn an lạc và cầu nguyện Bề Trên cho em bé A mau lành bệnh .


Ngày 22.9.08
Tháp tùng cùng ban bệ và chị Hiền, gv phụ trách lớp em Phát đến bệnh viện Chợ Rẫy thăm.
Thay mặt chị Thập Duyên tôi trao bì thư bên trong có 1.000.000đ (một triệu đồng) chị nhờ tôi trao cho gia đình Phát.
bì thư

Em Phát nhìn từ ngoài phòng cấp cứu
bệnhviện
Em Phát

ĐứcPhát

Trao bì thư cho dì của em, tên Vân, người thường trực chăm sóc em vào ban ngày
Traobìthư